Một quan chức chính phủ cho biết Trung Quốc có nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain nhất so với bất kỳ quốc gia nào, chiếm 84% tổng số đơn trên toàn thế giới.

Trung Quốc chiếm 84% đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain toàn cầu, chỉ 1/5 được phê duyệt

Sơn Vân | 22/09/2022, 18:02

Một quan chức chính phủ cho biết Trung Quốc có nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain nhất so với bất kỳ quốc gia nào, chiếm 84% tổng số đơn trên toàn thế giới.

Đây là dấu hiệu báo hiệu cam kết tiếp tục của Bắc Kinh với blockchain bất chấp nhiều năm đàn áp và lệnh cấm tiền mã hóa.

Wang Jianwei, Phó giám đốc văn phòng phát triển công nghệ thông tin của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, vừa tiết lộ con số trên mà không nêu rõ khung thời gian. Ông nói thêm rằng blockchain “tăng tốc độ hội nhập với nền kinh tế, các dịch vụ cho sinh kế của người dân, các thành phố thông minh và các dịch vụ hành chính”.

Gao Chengshi, chuyên gia mật mã học là đối tác sáng lập của nhà phát triển blockchain Shanghai Hashvalue Information Technology, cho biết: “Nhiều bằng sáng chế blockchain không chỉ áp dụng cho blockchain mà còn cả công nghệ internet truyền thống, chẳng hạn như điện toán bảo mật và mật mã học”.

Blockchain là công nghệ sổ cái phi tập trung, được biết đến nhiều nhất như nền tảng của tiền mã hóa, bắt đầu với Bitcoin vào năm 2009. Thực tế blockchain là mã nguồn mở và không có thực thể nào sở hữu hoặc điều hành khiến nó trở nên hấp dẫn với nhiều ứng dụng. Thế nhưng ở Trung Quốc, các blockchain không được cấp phép bị hạn chế, yêu cầu đăng ký với Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc.

Các blockchain không được phép (còn gọi là blockchain không tin cậy hoặc công khai) cho phép bất kỳ ai tham gia và có khả năng thực hiện các thay đổi với blockchain, miễn là chúng đang chạy một phần mềm hoặc một thiết bị cụ thể.

Ngược lại, các blockchain được cấp phép thường là riêng tư và chỉ cho phép một số người nhất định tham gia vào việc sử dụng chúng.

Trung Quốc đặt nhiều hy vọng vào các blockchain được cấp phép hoặc blockchain giới hạn những người có thể thay đổi sổ cái. Vào năm 2019, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết blockchain sẽ đóng “vai trò quan trọng trong vòng đổi mới công nghệ và chuyển đổi công nghiệp tiếp theo”.

Từ năm 2015 đến tháng 6.2021, các đơn đăng ký bằng sáng chế blockchain từ Trung Quốc chiếm gần 60% tổng số toàn cầu, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc, theo một báo cáo của think tank 01Caijing và công ty tư vấn bằng sáng chế PatSnap.

Think tank hay viện chính sách, viện nghiên cứu là một tổ chức hoặc nhóm các cá nhân hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược trong các lĩnh vực, ban đầu là quân sự, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.

Tuy nhiên chỉ có 19% đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain ở Trung Quốc được chấp thuận, trong khi Mỹ và Hàn Quốc có tỷ lệ phê duyệt đơn lần lượt là 26% và 43%, theo báo cáo.

trung-quoc-chiem-84-don-xin-cap-bang-sang-che-blockchain-toan-cau.jpg
Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với ngành công nghiệp blockchain bất chấp các cuộc đàn áp khắc nghiệt và lệnh cấm tiền mã hóa - Ảnh: Shutterstock

Trung Quốc có mối quan hệ căng thẳng với blockchain. Tiền mã hóa bị cấm, ngăn mọi người tham gia hợp pháp vào các blockchain chính thống ở nước ngoài như bitcoin và Ethereum.

Điều này có thể dẫn đến việc ngành công nghiệp blockchain của Trung Quốc vẫn tách biệt với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hoạt động phát triển rầm rộ trong Web3, một phiên bản thế hệ tiếp theo được xác định lỏng lẻo của World Wide Web được phân cấp thông qua các công nghệ như blockchain.

Mạng dịch vụ dựa trên blockchain (BSN) được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ đã và đang làm việc để tách tiền mã hóa khỏi mạng của mình. Trong tháng này, BSN đã ra mắt Mạng Spartan của mình, phân nhánh các blockchain phổ biến bao gồm Ethereum và Polygon Edge, cấm các NFT được sử dụng cho tiền mã hóa.

BSN thông báo hôm 6.9 rằng đợt người dùng đầu tiên gồm hơn 10 công ty ở Hồng Kong, gồm cả các tập đoàn truyền thống như Emperor Group, HSBC, Lan Kwai Fong Group và Maxim’s Group.

Trước đây, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình tuyên bố đất nước của ông cần “nắm bắt cơ hội” do công nghệ blockchain mang lại.

Trong bài phát biểu vào năm 2019, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết blockchain là một “bước đột phá quan trọng trong việc đổi mới độc lập các công nghệ cốt lõi”. Kết quả của bài phát biểu đó là blockchain đã được nâng lên thành ưu tiên quốc gia ở Trung Quốc, trong số các công nghệ khác mà nước này đang cố gắng tăng cường khả năng của mình, chẳng hạn chất bán dẫn.

Kể từ đó, không cần công khai và phô trương nhiều, Trung Quốc đã và đang xây dựng BSN, một nền tảng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công nghệ blockchain cho các công ty.

BSN có thể làm gì?

Sản phẩm của BSN nhắm đến các công ty, cụ thể là những hãng vận hành cơ sở hạ tầng điện toán đám mây. Đó có thể là một gã khổng lồ cung cấp dịch vụ đám mây công cộng lớn như Amazon hoặc Microsoft, hoặc có thể là một công ty chạy đám mây riêng tư hoặc mạng nội bộ của riêng mình.

BSN tự nhận mình là “cửa hàng duy nhất” để triển khai các ứng dụng blockchain này trên đám mây, một quy trình có thể tốn kém và mất thời gian.

Các công ty Trung Quốc đang cố gắng giải quyết một vấn đề khó khăn trong ngành là khả năng tương tác - hoặc làm cho các blockchain khác nhau hoạt động với nhau. Ví dụ, nếu cả hai ngân hàng đều có các ứng dụng được xây dựng trên các nền tảng blockchain khác nhau, chúng có thể không hoạt động được với nhau. Thế nhưng, các ứng dụng được xây dựng thông qua cơ sở hạ tầng BSN sẽ có thể tương thích được khi công ty kết nối các blockchain khác nhau.

Với các công ty muốn sử dụng một số ứng dụng blockchain trong tổ chức của họ, sản phẩm của BSN sẽ cho phép làm điều đó thông qua nhà cung cấp đám mây mà họ sử dụng thay vì cài đặt hàng loạt các máy chủ mới để xây dựng một sản phẩm blockchain. Ý tưởng là một doanh nghiệp hoặc chính phủ có thể sử dụng nền tảng của BSN để dễ dàng triển khai các ứng dụng blockchain mà không phải chịu chi phí cao.

Nhu cầu hiện tại thấp, nhưng ông lạc quan về tương lai lâu dài của sản phẩm BSN, theo Yifan He - Giám đốc điều hành của Red Date Technology (Hồng Kông). Red Date Technology là một trong những thành viên sáng lập BSN.

Tôi tin rằng trong 10 năm nữa, tất cả các đám mây sẽ có một môi trường blockchain tiêu chuẩn để xử lý tất cả các ứng dụng liên quan đến blockchain”, Yifan He nói.

Tuy nhiên, một điểm chính về BSN là không tạo ra blockchain của riêng mình.

Không có tiền mã hóa nào được gắn liền với nền tảng của BSN. Đó là bởi Trung Quốc đã cấm các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa và xem chúng là bất hợp pháp.

Jehan Chu, đối tác quản lý tại Kenetic Capital (Hồng Kông) - công ty đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư vào Red Date Technology, nói với CNBC rằng các chính phủ và các công ty quy mô lớn không muốn hoặc cần một loại tiền mã hóa gắn liền với cơ sở hạ tầng của họ.

Jehan Chu cho biết: “Đây là nơi BSN cung cấp một cơ sở hạ tầng hấp dẫn và trường hợp không sử dụng tiền điện tử đi kèm”.

Các blockchain không phải tiền mã hóa (non-crypto) có thể hấp dẫn những công ty lớn không muốn tiếp xúc với bản chất rủi ro và dễ bay hơi của các loại tiền kỹ thuật số.

Ai đứng sau BSN?

Red Date Technology là một trong những công ty sáng lập đằng sau BSN. Thế nhưng, dự án cũng được hỗ trợ bởi các thực thể có liên kết với chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả Trung tâm Thông tin Nhà nước (SIC) trực thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Trung Quốc (NDRC).

China Mobile, công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, cũng đang ủng hộ dự án này.

Thách thức vươn ra toàn cầu

BSN có tham vọng vươn ra toàn cầu. Tuy nhiên, mối liên hệ của nó với chính phủ Trung Quốc có thể gây khó khăn cho điều đó.

Một phần của sự quan tâm với BSN vì đó là một cam kết đầy tham vọng. Tham vọng này cũng có nghĩa là nó đã bị giám sát chặt chẽ vì có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc”, Paul Triolo nhận xét.

Ông nói thêm rằng BSN “đang cố gắng tách phần BSN quốc tế ra khỏi các nỗ lực trong nước và cố gắng tránh xa sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc”.

Thách thức không thất bại với Yifan He là rất lớn. Ông thừa nhận điều này khi được hỏi về kế hoạch BSN vươn ra toàn cầu và nhận thức về mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Ông cho biết phiên bản quốc tế của BSN sẽ là mã nguồn mở, cho phép những người tham gia trong miền công cộng kiểm tra mã để tìm bất kỳ cửa hậu tiềm năng nào.

Trong khi đó, bản chất tập trung về những nỗ lực blockchain của BSN cũng có thể là thách thức trên toàn cầu.

Garrick Hileman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Blockchain.com, nói với CNBC: “Có sự không tương thích cơ bản giữa tham vọng hỗ trợ hệ sinh thái phát triển blockchain trong nước của Trung Quốc và bản chất phi tập trung của công nghệ blockchain. Trừ khi bằng cách nào đó Trung Quốc có thể tìm ra cách để trở nên thoải mái với sức mạnh gây rối loạn và mất quyền kiểm soát tập trung vốn có khi áp dụng blockchain, họ không có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ quan trọng chiến lược này”.

Yifan He cũng thừa nhận rằng không có tiền mã hóa trên nền tảng BSN của họ là thách thức. Ông nói rất nhiều người không quan tâm đến việc cung cấp blockchain không phải tiền mã hóa.

Tham vọng blockchain của Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, Mỹ đã tham gia vào một cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt với Trung Quốc.

Trung Quốc đã tập trung vào những gì họ gọi là công nghệ “biên giới” bao gồm điện toán lượng tử và chất bán dẫn. Blockchain là một lĩnh vực quan trọng khác.

Các hãng công nghệ Trung Quốc cũng chú trọng nhiều vào việc mở rộng ra quốc tế, một động thái được Bắc Kinh ủng hộ trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ toàn cầu với Mỹ.

Tầm quan trọng của BSN: Nó là một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái blockchain theo các điều kiện của riêng mình, cùng sự cho phép với các phương pháp tiếp cận quy định trong các khu vực pháp lý khác nhau”, Paul Triolo nói.

Bài liên quan
Tiền mã hóa gặp thảm cảnh nhưng blockchain giúp các thương hiệu xa xỉ tránh mất hàng chục tỉ USD
Hàng giả là một vấn đề lớn với các nhà thiết kế cao cấp trên toàn cầu. Các thương hiệu xa xỉ đã mất 98 tỉ USD doanh thu vì hàng giả chỉ trong năm 2017.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chiếm 84% đơn xin cấp bằng sáng chế blockchain toàn cầu, chỉ 1/5 được phê duyệt