Các cơ quan y tế Trung Quốc kêu gọi người dân cảnh giác trong những ngày nghỉ lễ khi nước này chuẩn bị đối phó với sự gia tăng các ca mắc COVID-19 do JN.1 gây ra. Đây là biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 đang thống trị tại Mỹ và lây lan nhanh chóng ở những nơi khác.
Nhịp đập khoa học

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với COVID-19 khi biến thể JN.1 lan rộng khắp thế giới

Sơn Vân 29/12/2023 23:05

Các cơ quan y tế Trung Quốc kêu gọi người dân cảnh giác trong những ngày nghỉ lễ khi nước này chuẩn bị đối phó với sự gia tăng các ca mắc COVID-19 do JN.1 gây ra. Đây là biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 đang thống trị tại Mỹ và lây lan nhanh chóng ở những nơi khác.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) hồi đầu tháng 12 cho biết JN.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào tháng 9 và nó có khả năng lây truyền cao hơn các biến thể khác nhưng dường như không gây ra bệnh nặng hơn.

Do các ca nhiễm JN.1 đến Trung Quốc tiếp tục gia tăng cùng sự di chuyển ồ ạt của người dân trước và sau Tết Nguyên đán, JN.1 có thể sẽ trở thành biến thể phổ biến trong nước và điều đó sẽ khiến số ca mắc COVID-19 gia tăng”, Li Zhengmao từ Cục Quản lý Phòng chống Dịch bệnh Quốc gia, cho biết hôm 29.12.

Li Zhengmao nói thêm rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự gia tăng nhiều bệnh về đường hô hấp trong mùa đông.

Ở Trung Quốc, biến thể SARS-CoV-2 phổ biến nhất là EG.5 nhưng các cơ quan y tế dự đoán JN.1 sẽ dần thống trị do các ca mắc COVID-19 nhập khẩu gia tăng cũng như lượng người đi du lịch đông đúc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2.2024.

"Sự gia tăng số trường hợp nhiễm JN.1 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các ca bệnh nặng và tử vong ở người già cùng những người dễ bị tổn thương do có các bệnh lý nền. Nó cũng sẽ tạo ra áp lực lên hệ thống y tế ở khu vực nông thôn vì ít có khả năng điều trị cho những người nhiễm bệnh”, ông nói thêm.

Li Zhengmao cho biết cơ quan sẽ theo dõi chặt chẽ sự lây lan của biến thể này và tăng cường tiêm vắc xin cho các nhóm có nguy cơ bằng các mũi tiêm được phát triển từ biến thể XBB.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nghiên cứu khoa học của cộng đồng y tế, các loại vắc xin được phát triển để chống lại biến thể XBB thuộc họ Omicron vẫn có hiệu quả với JN.1.

Li Zhengmao cho biết Trung Quốc cũng sẽ đặc biệt chú ý đến các liên kết yếu kém trong hệ thống y tế nông thôn và phân bổ nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả nhằm đảm bảo các bệnh viện không tràn ngập các ca bệnh ít nghiêm trọng.

capture(1).jpg
Khách du lịch dự kiến ​​sẽ thúc đẩy biến thể JN.1 lây lan mạnh ở Trung Quốc - Ảnh: AP

Hệ thống y tế Trung Quốc đã gặp căng thẳng trong năm nay với số ca nhập viện vì các bệnh về đường hô hấp tăng đột biến, đặc biệt là ở trẻ em.

Đầu tiên Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát vi khuẩn mycoplasma preumoniae vào tháng 5, sau đó là vi rút hợp bào hô hấp, adenovirus và virus cúm ho6i2 tháng 10.

Các cơ quan y tế và nhà khoa học cho biết việc bùng phát dịch là do thiếu khả năng miễn dịch chống lại các bệnh hô hấp thông thường khác sau ba năm yêu cầu đeo khẩu trang. Nhiều quốc gia khác cũng chứng kiến ​​sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp sau khi các hạn chế về COVD-19 được dỡ bỏ.

Thế nhưng, tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nghiêm trọng do mycoplasma pneumoniae cao bất thường cũng được cho là do tình trạng kháng thuốc.

Các bệnh về đường hô hấp thường gia tăng vào mùa đông khi hầu hết mọi người đều ở trong nhà. Ở Trung Quốc, xu hướng đó càng trở nên trầm trọng hơn do du lịch ồ ạt vào dịp Tết Nguyên đán, như trường hợp lây lan nhanh chóng của hội chứng hô hấp cấp tính đột ngột năm 2003 và biến thể Omicron vào năm 2022.

Theo CDC Mỹ, JN.1 đã phát triển từ biến thể phụ BA2.86 Omicron và đến giữa tháng 12 là nguyên nhân gây ra khoảng 44% số ca mắc COVID-19 ở Mỹ.

WHO đã xác định JN.1 là biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại vào ngày 19.12, cho biết nó đang gia tăng ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng mối đe dọa về rủi ro sức khỏe cộng đồng toàn cầu là thấp.

WHO cho biết số ca mắc COVID-19 mới đã tăng hơn 1/2 trong khoảng thời gian 28 ngày tính đến ngày 17.12.2023, với hơn 850.000 ca mắc mới được báo cáo. Tuy nhiên, số ca tử vong mới do COVID-19 đã giảm 8% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó, khi hơn 3.000 ca tử vong mới được báo cáo.

Mycoplasma pneumoniae là loại vi khuẩn không có thành tế bào và gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở con người. Nó là nguyên nhân phổ biến của viêm phổi do mycoplasma pneumonia, bệnh lý thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.

Mycoplasma pneumoniae có thể gây các triệu chứng như ho, sốt, đau ngực và khó thở. Nó có khả năng tự nuôi sống và sinh sản mà không cần phải sống ký sinh như nhiều loại vi khuẩn khác.

Bệnh do Mycoplasma pneumoniae thường tự giảm đi mà không cần sử dụng kháng sinh, nhưng trong một số trường hợp nặng, đặc biệt là ở người già hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm, có thể cần điều trị bằng kháng sinh như azithromycin hoặc doxycycline.

Bài liên quan
Bộ Y tế dừng cung cấp thông tin về tình hình chống dịch COVID-19
Chiều 1.11, Bộ Y tế cho biết sẽ chính thức dừng cung cấp “Bản tin Bộ Y tế về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với COVID-19 khi biến thể JN.1 lan rộng khắp thế giới