Các nhà phân tích cảnh báo, việc Trung Quốc đặt tên cho các thực thể trên Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Đông Nam Á.

Trung Quốc đối mặt với sự phẫn nộ từ ASEAN do hành động phi pháp trên Biển Đông

26/04/2020, 06:34

Các nhà phân tích cảnh báo, việc Trung Quốc đặt tên cho các thực thể trên Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Đông Nam Á.

Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng, cải tạo, quân sự hóa các thực thể tại Biển Đông - Ảnh: EPA

Giữa lúc thế giới đang gồng mình đối phó với COVID-19, Bắc Kinh một mặt ngoại giao khẩu trang, đưa ra những lời đề nghị viện trợ y tế hào phóng nhằm xây dựng lại hình ảnh vốn đã bị xấu đi kể từ khi đại dịch bùng phát tại Trung Quốc. Mặc khác, vẫn ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động ảnh hưởng ở Biển Đông .

Cuối tuần qua, Bộ Dân chính Trung Quốc thể hiện sự ngang ngược khi tự tiện công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” áp dụng cho "25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông". Động thái này được cho là đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 quy định rằng các quốc gia không thể tuyên bố chủ quyền đối với một đặc điểm dưới nước trừ khi nó nằm trong phạm vi 12 hải lý.

Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), ông Gregory Poling nhận định rằng việc đặt tên cho các thực thể trên Biển Đông là bất thường và có thể vi phạm luật pháp quốc tế.

Bất chấp quan phản đối của Việt Nam, Philippines, Malaysia và các nước khác, Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định yêu sách phi lý của mình đối với khoảng 90% Biển Đông, một trong những tuyến đường thương mại bận rộn nhất thế giới và có ý nghĩa địa chính trị rất lớn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông một cách phi pháp cùng với sự gia tăng các máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường biển chiến lược.

Jay Batongbacal, phó giáo sư tại Đại học Luật Philippines và là giám đốc Viện Luật pháp và Các Vấn đề biển, Đại học Philippines, cho biết việc đặt tên các thực thể trên Biển Đông của Bắc Kinh là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore, nói rằng việc động thái trên của Bắc Kinh sẽ có thể giúp các nước trong khối ASEAN xích lại gần nhau hơn trong việc đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông.

“Những hành động như vậy không chỉ tạo ra căng thẳng với Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà còn khiến các thành viên ASEAN đặt câu hỏi về sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông. Hành động đơn phương như vậy sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán, và tạo cơ hội có thêm sự can thiệp từ các cường quốc bên ngoài, tạo thêm căng thẳng trong khu vực”, ông nói.

Douglas Guilfoyle, phó giáo sư luật quốc tế và an ninh tại Đại học New South Wales (Úc), nói rằng: “Nguyên tắc lâu đời của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ không công nhận pháp lý các hành động của một quốc gia nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đối với một khu vực nếu đã có tranh chấp với một quốc gia khác. Quy tắc này tồn tại để ngăn cản chính xác các loại hành vi mà Trung Quốc đang theo đuổi”.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đối mặt với sự phẫn nộ từ ASEAN do hành động phi pháp trên Biển Đông