Tình hình dịch COVID-19 tại Djibouti buộc Mỹ và Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ căn cứ quân sự mỗi nước ở quốc gia Đông Phi này.

Quân Mỹ và Trung Quốc đóng tại Djibouti lo ngại dịch COVID-19

25/04/2020, 11:12

Tình hình dịch COVID-19 tại Djibouti buộc Mỹ và Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ căn cứ quân sự mỗi nước ở quốc gia Đông Phi này.

Hàng nghìn lính Mỹ đang đồn trú tại các căn cứ ở Djibouti - Ảnh: Council on Foreign Relations

Các căn cứ Mỹ bắt đầu triển khai hàng loạt biện pháp y tế. Căn cứ của Trung Quốc cũng đề cao cảnh giác, một nguồn thạo tin cho hay khai báo y tế đã là điều bắt buộc và máy thở được chuẩn bị sẵn.

Theo nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình (Hồng Kông) thì chính sách phòng dịch áp dụng cho căn cứ ở Djibouti nghiêm ngặt hơn cơ sở quân sự trên lãnh thổ Trung Quốc, chẳng hạn như khâu kiểm ra người ra vào. Trong căn cứ còn có đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo để xét nghiệm và chăm sóc người mắc COVID-19, cùng phương tiện phục vụ công việc này”.

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti - Ảnh: SCMP

Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ phụ trách khu vực Sừng châu Phi Michael Turello ngày 24.4 tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tạo điều kiện cho nhân viên quân sự, nhà thầu lẫn binh sĩ tại căn cứ Lemonnier, căn cứ Chabelley, cảng Djibouti tập trung đối phó dịch bệnh.

Căn cứ Lemonnier là nơi đồn trú của khoảng 3.000 lính – 50% số quân Mỹ do Bộ Tư lệnh châu Phi quản lý.

Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh châu Phi Karl Wiest cho biết đến nay chỉ mới phát hiện một ca nhiễm COVID-19 liên quan đến lực lượng Mỹ tại Djibouti, đó là một nhà thầu quốc phòng.

Djibouti sở hữu vị trí chiến lược khi nằm gần tuyến đường biển nối liền Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Nước này đến nay có 999 ca nhiễm COVID-19 và 2 ca tử vong.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Hãng robot hình người hàng đầu Mỹ tham gia cuộc đua công nghệ chạy bằng điện do Trung Quốc thống trị
Boston Dynamics, một trong những công ty robot hàng đầu thế giới, tuyên bố sẽ ngừng phát triển robot hình người chạy bằng thủy lực và thay vào đó tập trung chế tạo robot chạy bằng động cơ điện. Đây là phân khúc mà các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng thống trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân Mỹ và Trung Quốc đóng tại Djibouti lo ngại dịch COVID-19