Hua Xia, 20 tuổi, kiên nhẫn chờ đợi trong sảnh một hội trường ở Bắc Kinh để có cơ hội trò chuyện về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh với Lưu Từ Hân (Liu Cixin), nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất của Trung Quốc, người cho rằng Barack Obama và Mark Zuckerberg là độc giả của ông.

Trung Quốc dùng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng để kích thích công nghệ phát triển

Anh Đủ | 24/09/2018, 14:26

Hua Xia, 20 tuổi, kiên nhẫn chờ đợi trong sảnh một hội trường ở Bắc Kinh để có cơ hội trò chuyện về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh với Lưu Từ Hân (Liu Cixin), nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất của Trung Quốc, người cho rằng Barack Obama và Mark Zuckerberg là độc giả của ông.

ký giảBloombergrằng đó là cuốn tiểu thuyết“Tam Thể”(The Three-Body Problem) (1) của Liu. Chính cuốn tiểu thuyết này đã truyền cảm hứng để anh quyết định theo học thiết kế máy bay.

“Khoa học viễn tưởng có sức mạnh khơi gợi tinh thần. Nó cho tôi thấy trí tưởng tượng phong phú, mê hoặc và những điều thú vị nhất của khoa học. Điều đó khiến tôi tin rằng làm việc trong lĩnh vực khoa học sẽ là một nghề rất tuyệt vời.”, Hua – hiện đang là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Beihang (2) ở Bắc Kinh nói.

Cược rằng có rất nhiều người giống như Hua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phổ biến khoa học, bao gồm một hội nghị ba ngày ở Bắc Kinh trong tuần qua. Hội nghị trình chiếu phim về những người đoạt giải Nobel, trưng bày các triển làm và tổ chức các phiên thảo luận mà một trong số đó có sự tham dự của Lưu Từ Hân vơi tư cách diễn giả.

Sự kiện còn có sự tham gia Wang Huning, một trong bảy thành viên của Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, người cho rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào sự đổi mới công nghệ. Wang Huning góp mặt như một thông điệp cho thấy tầm quan trọng của chương trình.

Hồi tháng 4/2018, khi Mỹ hạ lệnh cấm ZTE Corp., nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc đối, mua các sản phẩm từ Mỹ, ZTE COrp., ngay lập tức rơi vào khó khăn. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của doanh nghiệp Trung Quốc vào công nghệ Mỹ. Từ sự cố đó, cộng với những căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gần đây và nghi ngờ rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ ngăn chặn sự trỗi dậy Trung Quốc, tất cả đã thúc đẩy quốc gia này nỗ lực phát triển khoa học công nghệ.

Từ chối Trung Quốc tiếp cận với công nghệ thực sự có thể tạo ra một kết quả không mong đợi, theo tác giả Lưu Từ Hân. Nó sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường khả năng đổi mới và nghiên cứu của mình, nhà tiểu thuyết này nói trong một cuộc phỏng vấn ngắn sau khi ký tặng và chụp ảnh với người hâm mộ. Ông giải thích thêm rằng sở dĩ Trung Quốc quá phụ thuộc vào nhập khẩu chip vì chip có thể được mua dễ dàng; ngược lại, bởi phong tỏa mà Trung Quốc lại đang dẫn đầu trong công nghệ hàng không vũ trụ.

Trong“Tam Thể”, ông Lưu kể câu chuyện về cách một chủng tộc tiên tiến ngoài hành tinh thực hiện các bước để ngăn chặn những tiến bộ khoa học trên Trái đất.

Lưu cho rằng khoa học viễn tưởng có thể góp phần thúc đẩy công nghệ của Trung Quốc bằng cách truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của độc giả. Nhưng anh ta cũng nhanh chóng bổ sung rằng nếu không có giáo dục và hiểu biết về khoa học lớn hơn, văn học sẽ không tạo ảnh hưởng đến sự đổi mới sáng tạo.

Cho đến năm 2014, ông Lưu, 55 tuổi, là kỹ sư toàn thời gian tại một nhà máy điện quốc doanh. Đó là năm “Tam Thể” được dịch sang tiếng Anh và một năm sau đó khi ông trở thành nhà văn đầu tiên của Trung Quốc giành được giải thưởng Hugo, giải thưởng văn học được trao hàng năm cho các tác phẩm khoa học viễn tưởng hay tưởng tượng hay nhất. Sau Lưu Từ Hân, một tác giả người Hoa khác là Hao Jingfang, đã giành được giải thưởng Hugo vào năm 2016.

Trung Quốc là nơi có ít nhất 80 triệu người hâm mộ khoa học viễn tưởng, theo Yao Haijun, tổng biên tập tạp chíThế giới khoa học viễn tưởng Trung Quốc(Science Fiction World), ước tính vào năm 2016.

Ngoài việc phổ biến khoa học, Trung Quốc cũng đang thay đổi cách thức giảng dạy môn này. Năm ngoái, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã bổ sung khoa học như một môn học bắt buộc đối với cho học sinh tiểu học, bắt đầu từ lớp một, với các khóa học tập trung nhiều hơn vào thực nghiệm thay vì lý thuyết hàn lâm. Ở tỉnh Chiết Giang, công nghệ thông tin và lập trình máy tính (coding) đã được thêm vào như là những môn thi của của kỳ thi tuyển sinh đại học được thử nghiệm vào năm 2017.

Tại hội nghị nêu trên, một người hâm mộ khác cũng đang chờ gặp tiểu thuyết gia Lưu Từ Hân là Wang Jing. Cô từ thành phố Tây An đi đến Bắc Kinh để tham dự hội nghị. Theo Wang, cách mà khoa học hiện đang được dạy ở nhiều trường học Trung Quốc là “hơi nhàm chán”.

Wang là giám đốc điều hành tại Tây An CAS Star, một vườn ươm cho những công ty khởi nghiệp được thành lập dưới sự bảo trợ của Học viện Khoa học Trung Quốc. Nhóm của cô ở Tây An gần đây cũng đã mở một phòng triển lãm rộng 3.000 mét vuông được xây dựng xung quanh chủ đề liên quan đến các phi thuyền không gian Thần Châu của Trung Quốc. Họ hy vọng rằng, giống như các trung tâm không gian ở Hoa Kỳ do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) khai trương, sẽ thúc đẩy sự quan tâm của công chúng đối với khoa học.

“NASA chắc chắn là một mô hình chuẩn đáng tham khảo. Và hiện chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm”, Wang nói và cũng bày tỏ hi vọng sẽ mời được Lưu Từ Hân đến tham dự một hội nghị tại Tây An.

Đức Tâm

———————-

(1) Tam Thể là một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Trung Quốc, được Lưu Từ Hân viết vào năm 2008. Tác phẩm được công ty Nhã Nam tổ chức dịch và phát hành tại Việt Nam vào tháng 4/2016.

(2) Đại học Beihang Bắc Kinh còn có tên gọi khác là Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc dùng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng để kích thích công nghệ phát triển