Điều khoản Trung Quốc chấp nhận mua tối thiểu 200 tỉ USD hàng hóa cùng dịch vụ của Mỹ trong 2 năm khả thi trên lý thuyết, nhưng sẽ gây ra những tác động không mong muốn với nhiều bạn hàng khác.

Trung Quốc được thỏa thuận thương mại với Mỹ nhưng lại mất nhiều bạn hàng

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 21/12/2019, 12:07

Điều khoản Trung Quốc chấp nhận mua tối thiểu 200 tỉ USD hàng hóa cùng dịch vụ của Mỹ trong 2 năm khả thi trên lý thuyết, nhưng sẽ gây ra những tác động không mong muốn với nhiều bạn hàng khác.

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) khẳng định thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ giúp tăng gấp đôi nhập khẩu vào Trung Quốc vốn đã đạt đến 188 tỉUSD vào năm 2017,trước khi thương chiến nổ ra .

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2017 của Trung Quốc đạt đến 1,84 nghìn tỉUSD, như vậy nền kinh tế thứ 2thế giới hoàn toàn đủ sức thực hiện cam kết. Nếu lấy mốc năm 2017 cộng thêm 200 tỉUSD thì nước này ước tính mua đến 576 tỉ USD hàng Mỹ trong hai năm tới.

Tuy nhiên tăng mua hàng Mỹ dẫn đến nguy cơ chuyển hướng thương mại khiến nguồn nhập khẩu từ quốc gia khác bị thay thế. Nhà kinh tế học Alicia Garcia Herrero thuộc ngân hàng Natixis đánh giá: “Mọi con số (lượng hàng hóa cùng dịch vụ) đều khả dĩ nếu cố gắng hết sức. Vấn đề là bạn muốn làm mất lòng bao nhiêu quốc gia”.

Nông sản chiếm phần lớn trong số hàng hóa Trung Quốc cam kết tăng mua. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết nền kinh tế châu Á này chịu nâng tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp thường niên của hai năm 2020 và 2021 lên ít nhất 40 tỉ USD.

Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu INTL FCstone thì Trung Quốc năm 2017 nhập tổng cộng 131 tỉUSD nông sản từ khắp nơi gồm cả Mỹ và kỷ lục mua nông sản Mỹ rơi vào năm 2012 với 29,5 tỉUSD. Do đó chỉ tiêu 40 tỉUSD/năm hoàn toàn có thể thực hiện, đặc biệt giữa lúc Trung Quốc hiện rất cần thịt heo phục vụ nhu cầu nội địa.

Nông sản chiếm phần lớn trong số hàng hóa Trung Quốc cam kết tăng mua - Ảnh: Reason

Nhưng vấn đề bất lợi không phải không có. Việc Trung Quốc đa dạng hóa nguồn cung hai năm qua đem lại lợi ích cho nhiều quốc gia như Argentina, Úc, Brazil, Đức, New Zealand, Tây Ban Nha. Họ sẽ chịu thiệt hại khi chính quyền Bắc Kinh đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

1/4 xuất khẩu nông sản New Zealand bán sang Trung Quốc kể từ khi hai nước ký kết thỏa thuận thương mại tự do năm 2008, với sữa và thịt là nằm trong số mặt hàng chủ lực bán cho Trung Quốctrong năm 2018. Đây cũng là hai mặt hàng Mỹ muốn tăng xuất khẩu.

Giám đốc điều hành Công ty Export NZ Catherine Beard nhận xét: “Chắc chắn sẽ xuất hiện thêm cạnh tranh từ Mỹ. Tuy vậy tôi nghĩ rằng các nhà xuất khẩu New Zealand sẵn sàng đương đầu thử thách”.

Tổ chức nghiên cứu Centro Insper Agro Global dự đoán Brazil sắp mất đi 10 tỉUSD – tương đương 28% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, vì Trung Quốctăng mua đậu tương Mỹ.

Một mình nông sản chẳng thể giúp mua đủ 200 tỉUSD, Trung Quốc còn cần nhập mặt hàng năng lượng. Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Mỹ của nước này khoảng thời gian nửa sau năm 2019 gần như không có, nếu khôi phục mức kỷ lục hằng tháng thì họ cũng chỉ nhập được 6 tỉUSD LNG trong hai năm tới, tính thêm nhập khẩu sản phẩm xăng dầu đạt tổng cộng 10 tỉUSD.

Nhiều khả năng Trung Quốc phải mua thêm hàng công nghệ lẫn hàng hóa trung gian. Đây là tin xấu cho Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Du khách Trung Quốc mắc kẹt trên vách đá hơn 1 giờ do quá đông
Đài CNN đưa tin, vào đầu tuần này, nhiều du khách leo núi Nhạn Đãng miền đông Trung Quốc đã bị mắc kẹt trên vách đá với chỉ một sợi dây để bám vào trong hơn 1 giờ đồng hồ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc được thỏa thuận thương mại với Mỹ nhưng lại mất nhiều bạn hàng