Sau khi hội nghị cấp cao của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) diễn ra tại Anh, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một bức tranh mang tên “G7 cuối cùng” với ý chế nhạo.

Trung Quốc gây sự với G7 bằng việc chế tranh "Bữa tiệc ly"

Cẩm Bình | 17/06/2021, 09:46

Sau khi hội nghị cấp cao của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) diễn ra tại Anh, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một bức tranh mang tên “G7 cuối cùng” với ý chế nhạo.

Lấy ý tưởng từ bức tranh “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper) nổi tiếng của Leonardo da Vinci, bức “G7 cuối cùng” dùng hình tượng các loài động vật đội mũ in quốc kỳ để mô tả từng thành viên G7 cùng 2 đối tác Ấn Độ và Úc.

Ở vị trí trung tâm là hình tượng đại bàng đầu trắng đại diện cho Mỹ ngồi trước một máy in tiền – ý muốn nói đến khoản nợ khổng lồ của nước này.

Hình tượng đại diện cho Nhật Bản là chó Akita đang rót một chất lỏng màu xanh lá cây từ chiếc bình có biểu tượng phóng xạ – châm chọc việc Tokyo quyết định thải ra biển hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ từ trạm hạt nhân Fukushima.

Hình tượng hải ly đại diện cho Canada, tay cầm một con búp bê mà tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) cho rằng chính là Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu bị giam lỏng hơn 2 năm nay.

Ấn Độ trong hình tượng chú voi quỳ bên cạnh bàn và đang phải tiếp oxy – ám chỉ đợt bùng phát COVID-19 tại nước này. Chuột túi đại diện cho Úc với tay lấy tiền từ Mỹ khi trong tay đang cầm một vật có cờ Trung Quốc – tượng trưng cho sự phụ thuộc kinh tế của Canberra.

Tiền cảnh còn có một chú ếch cầm tờ tiền giấy và cố gắng nhảy lên bàn. Thời báo Hoàn cầu nhận xét đây chính là hình tượng Đài Loan với tư tưởng ly khai muốn phục thuộc vào Mỹ.

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com-2fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4-2fimages-2f2-2f7-2f1-2f5-2f34775172-5-eng-gb-2fcropped-1623772239photo.jpg
Ảnh chế nhạo G7 cùng đối tác - Ảnh: Nikkei Asian Review

G7 cùng đối tác nhân dịp hội nghị cấp cao vừa diễn ra tập trung bàn bạc hàng loạt vấn đề liên quan đến Trung Quốc, nhóm kết thúc cuộc gặp bằng một tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền ở Tân Cương, kêu gọi giữ mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Tuyên bố này thể hiện rõ quyết tâm đồng lòng chống Trung của G7.

Dùng ảnh minh họa châm biếm quốc gia khác rất thịnh hành tại Trung Quốc thời gian qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - nhân vật tiêu biểu cho “ngoại giao chiến lang” - chia sẻ không ít hình ảnh như vậy. Mới đây nhất là vào tháng 4, ông đăng tải một đoạn phim hoạt hình lấy bối cảnh bức tranh “Ngọn sóng ngoài khơi Kanagawa” (Under the Wave off Kanagawa) chỉ trích quyết định đổ thải nước nhiễm phóng xạ.

Cùng tháng, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật còn nhận phải phản ứng dữ dội vì bức ảnh thần chết khoác áo choàng in quốc kỳ Mỹ và cầm lưỡi hái treo cờ Israel.

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc gây sự với G7 bằng việc chế tranh "Bữa tiệc ly"