Trung Quốc muốn chi phố tài nguyên đất hiếm thì họ cần nhanh chân đàm phán với Taliban. Tuy nhiên, đây là một cạm bẫy ngọt ngào, quyến rũ nhưng nhiều bất trắc.

Trung Quốc khó cưỡng trước cạm bẫy ngọt ngào tại Afghanistan

Anh Tú | 25/08/2021, 16:46

Trung Quốc muốn chi phố tài nguyên đất hiếm thì họ cần nhanh chân đàm phán với Taliban. Tuy nhiên, đây là một cạm bẫy ngọt ngào, quyến rũ nhưng nhiều bất trắc.

Sau khi chiếm được Kabul, Taliban đang tích cực tìm kiếm các mối quan hệ quốc tế tốt đẹp, đặc biệt là với Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin rằng đầu tư của Trung Quốc có khả năng được “chấp nhận rộng rãi” ở Afghanistan. Trung Quốc đặc biệt chú ý đến "đất hiếm" khi lập luận rằng "Mỹ không có tư cách can thiệp vào bất kỳ sự hợp tác tiềm năng nào giữa Trung Quốc và Afghanistan, gồm cả lĩnh vực đất hiếm".

"Một số người nhấn mạnh sự mất lòng tin của họ đối với Taliban Afghanistan - chúng tôi muốn nói rằng không có gì là mãi mãi không thay đổi", Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết vào tuần trước. “Chúng ta cần nhìn thấy quá khứ và hiện tại. Chúng ta cần lắng nghe lời nói và quan sát hành động”.

Đối với Trung Quốc, Afghanistan có giá trị kinh tế và chiến lược. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi Taliban ngăn chặn những kẻ khủng bố âm mưu tấn công chống lại Trung Quốc, đồng thời coi mối quan hệ kinh tế bền chặt là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định. Họ cũng nhìn thấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản của đất nước Afghanistan.

Các quan chức Mỹ vào năm 2010 ước tính rằng Afghanistan có 1 nghìn tỉ USD dựa vào các mỏ khoáng sản chưa được khám phá và chính phủ Afghanistan đã nói rằng chúng có giá trị gấp ba lần như thế. Chúng bao gồm trữ lượng lớn liti, đất hiếm và đồng - những vật liệu quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu. Nhưng cơ sở hạ tầng mỏng manh ở đất nước không giáp biển, cùng với an ninh kém, đã cản trở nỗ lực khai thác và kiếm lời từ các nguồn dự trữ.

Việc Taliban tiếp quản diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với chuỗi cung ứng vật liệu pin: Các nhà sản xuất đang tìm cách đầu tư vào vật liệu nguồn hơn để đảm bảo nguồn cung lithium. Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đang tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với đất hiếm, được sử dụng trong các mặt hàng như nam châm vĩnh cửu.

Theo Nematullah Bizhan, một cựu cố vấn kinh tế của Bộ Tài chính, một vấn đề lớn đối với Taliban là thiếu các nhà hoạch định chính sách có kỹ năng.

Bizhan, hiện là giảng viên về chính sách công tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết: “Trước đây, họ đã bổ nhiệm những người không đủ tiêu chuẩn vào các vị trí chuyên môn quan trọng, chẳng hạn như bộ tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu họ tiếp tục làm như vậy, sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và tăng trưởng ở Afghanistan".

Về mặt chính thức, nền kinh tế của Afghanistan đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây khi hàng tỉ USD viện trợ tràn ngập đất nước. Nhưng sự tăng trưởng đó đã trồi sụt với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, cho thấy “sự tăng trưởng giả tạo và do đó không bền vững như thế nào”, theo một báo cáo gần đây của Tổng Thanh tra Đặc biệt Mỹ về Tái thiết Afghanistan.

Trung Quốc cũng đã đốt tiền tại Afghanistan trước đây. Vào giữa những năm 2000, các nhà đầu tư do Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước (MCC) đã trúng thầu gần 3 tỉ USD để khai thác đồng tại Mes Aynak, gần Kabul. Đến nay, dự án vẫn chưa ra sản phẩm nào do một loạt sự chậm trễ, từ lo ngại về an ninh cho đến việc phát hiện ra các hiện vật lịch sử và hiệnvẫn chưa có cơ sở hạ tầng phục vụ như đường sắt hoặc nhà máy điện. MCC cho biết trong báo cáo thường niên năm 2020 rằng họ đang đàm phán với chính phủ Afghanistan về hợp đồng khai thác sau khi có nhận định dự án không khả thi về mặt kinh tế.

Taliban đang cố gắng cho thế giới thấy rằng họ đã thay đổi từ chế độ áp bức vào những năm 1990, nói rằng họ hoan nghênh đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và sẽ không cho phép những kẻ khủng bố sử dụng Afghanistan làm căn cứ địa. Janan Mosazai, cựu đại sứ Afghanistan tại cả Pakistan và Trung Quốc, người đã bỏ ra ngoài kinh doanh tư nhân vào năm 2018, nhận thấy “cơ hội to lớn để nền kinh tế Afghanistan phát triển” nếu Taliban chứng minh rằng họ nghiêm túc trong việc “tiến hành cuộc đàm phán”.

Nhưng không nhiều người lạc quan. Các báo cáo đã xuất hiện về các vụ giết người có chủ đích, rồi cuộc thảm sát người dân tộc thiểu số, đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình và binh lính Taliban đòi kết hôn với phụ nữ địa phương.

Sarah Wahedi, một doanh nhân công nghệ 26 tuổi đến từ Afghanistan, người gần đây đã trốn khỏi Afghanistan, cho biết: “Mọi người đều đang ở trong chế độ khủng hoảng. Tôi không thấy các doanh nhân quay trở lại kinh doanh trừ khi có một cuộc đại tu lớn trong hành vi của Taliban. Và tôi chưa thấy điều gì khiến tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó cưỡng trước cạm bẫy ngọt ngào tại Afghanistan