Trong một báo cáo được đăng tải trên Sputnik News của chuyên gia quân sự người Nga Vassily Kashin cho biết rằng, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 mới của Trung Quốc có thể dễ dàng "san bằng" các căn cứ quân sự của Mỹ ở trên Thái Bình Dương như tại Guam.

Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo “san bằng” căn cứ Guam của Mỹ

Một Thế Giới | 31/08/2015, 17:42

Trong một báo cáo được đăng tải trên Sputnik News của chuyên gia quân sự người Nga Vassily Kashin cho biết rằng, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 mới của Trung Quốc có thể dễ dàng "san bằng" các căn cứ quân sự của Mỹ ở trên Thái Bình Dương như tại Guam.

Trong cuộc duyệt binh tổ chức tại Bắc Kinh ngày 3.9 tới đây, lần đầu tiên trước công chúng toàn thế giới, Trung Quốc sẽ cho ra mắt các loại tên lửa mới mà quân đội nước này nghiên cứu chế tạo. 
Đó là các tên lửa tầm ngắn DF-16, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 sử dụng nhiên liệu rắn. Ngoài ra, theo ông Kasin, Trung Quốc được cho là cũng sẽ giới thiệu phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm DF-21 và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 trong cuộc duyệt binh lần này.
Một loạt các vũ khí tiên tiến khác cũng sẽ được Trung Quốc đem ra "khoe" trong buổi duyệt binh lần này, nhằm "thể hiện" sức mạnh quân sự của mình đối với các nước láng giềng cũng như đối với Mỹ.
Ông Kasin cho biết việc đưa vào biên chế các loại tên lửa đạn đạo mới đặc biệt là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng "san bằng" các căn cứ quân sự của Mỹ ở trênThái Bình Dương như tại Guam.
DF-26 được phát triển từ DF-21 với tầm bắn tăng lên đến 4.000km. Loại tên lửa này lần đầu tiên được biết đến vào năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận sự xuất hiện của DF-26 vào năm 2013 dựa vào những thông tin tình báo.
Trung Quốc gần đây đã liên tục thực hiện những hành động khiêu khích trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng như tại biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở nên bất ổn, gây lo ngại tại các nước trong khu vực và trên quốc tế về một cuộc khủng hoảng quân sự tiềm năng.
Không chỉ thực hiện chiến lược khiêu khích, Trung Quốc còn gia tăng sức mạnh quân sự một cách nhanh chóng, nhằm thách thức cán cân quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương vốn đang là khu vực có nhiều đồng minh của Mỹ.
Thiên Hà (theo Want China Times)
Bài liên quan
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh với giá lắp đặt tua-bin gió bằng 1/5 so với Mỹ
Điện gió đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc với giá lắp đặt tua-bin gió giảm gần 45% nhờ những tiến bộ công nghệ và lợi thế về quy mô, theo các tài liệu đấu thầu của chính phủ nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo “san bằng” căn cứ Guam của Mỹ