Phía chính quyền Bắc Kinh lần đầu tiên đưa cả vùng phía đông Bhutan vào tranh chấp biên giới giữa hai nước, sau khi chỉ đòi chủ quyền khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng vào tháng trước.

Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền cả vùng phía đông Bhutan

05/07/2020, 17:02

Phía chính quyền Bắc Kinh lần đầu tiên đưa cả vùng phía đông Bhutan vào tranh chấp biên giới giữa hai nước, sau khi chỉ đòi chủ quyền khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng vào tháng trước.

Trung Quốc bất ngờ “gây chuyện” với Bhutan - Ảnh: India Post

“Biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan chưa bao giờ được phân định. Đã có nhiều tranh chấp đối với các phần phía đông, tây và trung tâm trong thời gian dài. Không nên có bên thứ ba nào can thiệp”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời báo giới khi nhận câu hỏi về động thái đòi chủ quyền Sakteng.

Tại hội nghị của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) vào hai ngày 2 - 3.6, đại diện Trung Quốc phản đối đề xuất tài trợ cho Sakteng - thuộc huyện Trashigang Zongkhag phía đông Bhutan - với lý do đây là vùng lãnh thổ tranh chấp.

Tuy nhiên đa số thành viên hội đồng GEF đều đồng ý tài trợ, văn kiện chính thức của hội nghị cũng viết rõ Sakteng là lãnh thổ Bhutan. Bộ Ngoại giao Bhutan còn gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi.

Theo trang The Hindu, những văn bản ghi chép lâu nay chẳng hề đề cập vùng phía đông Bhutan nằm trong phần tranh chấp mà hai nước thương lượng giải quyết (24 vòng đàm phán từ năm 1984 đến 2016). Vòng 25 bị trì hoãn vì không xếp được lịch trình và vì dịch COVID-19.

Vị trí khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng - Ảnh: Tibetan Review

Trung Quốc - Bhutan chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, do đó Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi phụ trách cả mối quan hệ phi chính thức với Bhutan.

Giới phân tích nhận định chính quyền Bắc Kinh muốn mượn chuyện Bhutan để tăng áp lực với một quốc gia khác mà họ cũng đang có tranh chấp biên giới: Ấn Độ (nước đại diện Bhutan trong nhiều vấn đề). Căng thẳng Trung - Ấn thời gian qua leo thang do một vụ đụng độ chết người cộng thêm hàng loạt biện pháp trả đũa thương mại.

Cẩm Bình (theo The Hindu, Hindustan Times)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền cả vùng phía đông Bhutan