Dù là bổ sung lớn cho hệ thống phòng thủ hiện tại, nhưng mạng lưới cảnh báo sớm Mỹ đang thiết lập để giám sát vũ khí siêu thanh toàn cầu muốn hoạt động hiệu quả thì phải khắc phục một số điểm yếu.

Trung Quốc tỏ ý xem thường mạng lưới giám sát vũ khí siêu thanh của Mỹ

Cẩm Bình | 10/08/2021, 10:11

Dù là bổ sung lớn cho hệ thống phòng thủ hiện tại, nhưng mạng lưới cảnh báo sớm Mỹ đang thiết lập để giám sát vũ khí siêu thanh toàn cầu muốn hoạt động hiệu quả thì phải khắc phục một số điểm yếu.

Đây là nhận định của nhà khoa học Tiết Vĩnh Hoành cùng đồng nghiệp thuộc Viện nghiên cứu Giám sát - Viễn thông Bắc Kinh (BITTT) đưa ra trong một nghiên cứu đã bình duyệt, đăng tải trên tạp chí khoa học trong nước tuần qua.

Tháng 10 năm ngoái, SpaceX và L3Harris thắng thầu dự án lập mạng lưới giám sát vũ khí siêu thanh cho lực lượng không gian Mỹ. Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch thì 8 vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo gần Trái đất (khoảng 1.000 km) vào đầu năm 2023.

Theo nhóm nghiên cứu BITTT, số lượng vệ tinh phải tăng gấp 10 lần mới giám sát được vũ khí di chuyển với vận tốc nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Nhưng thậm chí với 100 vệ tinh thì mạng lưới giám sát vẫn cần trợ giúp từ vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo cao hơn để khóa tọa độ mục tiêu ban đầu.

Dựa trên mô phỏng máy tính, họ chỉ ra rằng không giống như vệ tinh truyền thống phát hiện rõ đối tượng khi bay trên cao, vệ tinh giám sát theo lớp có điểm mù khiến việc phát hiện vũ khí siêu thanh bay bên dưới khó khăn hơn.

Kết quả nghiên cứu trên cung cấp manh mối quan trọng cho Trung Quốc và các quốc gia quan tâm đến cơ cấu hệ thống phòng thủ không gian của Mỹ, nhóm nghiên cứu đánh giá. BITTT có liên kết với quân đội Trung Quốc.

st.jpg
Mạng lưới giám sát vũ khí siêu thanh là bổ sung quý giá cho hệ thống phòng thủ chung - Ảnh: Shutterstock

Cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa 3 quốc gia Mỹ, Nga, Trung. Số vụ thử vũ khí mà Trung Quốc thực hiện hằng năm nhiều hơn cả số vụ thử của Mỹ trong một thập kỷ.

Theo nhóm nghiên cứu BITTT, nếu hoạt động cùng một hệ thống cảnh báo sớm mạnh mẽ thì vũ khí siêu thanh có cơ hội đánh chặn vũ khí đối phương tốt hơn.

Bắc Kinh luôn tìm cách thách thức ưu thế quân sự của Washington, tuy nhiên loạt hệ thống phòng thủ mà quốc gia châu Á sở hữu hiện tại không đủ sức đối phó vũ khí siêu thanh. Nhà khoa học Tiết cùng đồng nghiệp khẳng định lỗ hỏng này có thể được khắc phục bằng một hệ thống cảnh báo sớm.

Mỹ sở hữu hệ thống cảnh báo sớm SBIRS lớn và tinh vi nhất thế giới với 10 vệ tinh giám sát những vụ phóng tên lửa trên toàn cầu. Nhưng SBIRS được thiết kế để phát hiện tên lửa truyền thống, vũ khí siêu thanh với đặc điểm nhiệt độ và kiểu bay khác biệt đòi hỏi phải có mạng lưới cảnh báo riêng.

Một khi đi vào hoạt động, mạng lưới mà SpaceX - L3Harris thiết lập sẽ là bổ sung quý giá. Vệ tinh thuộc mạng lưới có thể hướng camera vào bất cứ mục tiêu nào trong vòng chưa đầy 2 phút, cảm biến nhiệt tiên tiến phát hiện được tín hiệu nhiệt nhỏ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tỏ ý xem thường mạng lưới giám sát vũ khí siêu thanh của Mỹ