Các nhà phân tích nhận định mặc dù Trung Quốc đã ra sức làm mất uy tín của Tòa Trọng tài thường trực nhưng chắc chắn trong thời gian tới không thể hoàn toàn phớt lờ phán quyết của tòa.
Chiến thắng thuộc về Philippines
Giáo sư Richard Javad Heydarian ở Đạihọc De La Salle (Philippines) nhận xét: "Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựclà chiến thắng hoàn toàn cho Philippines... Tòacũng chỉ trích hànhđộng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực cũng như táchại về môi trường do hoạt động xây lấn biển gây ra”.
Phán quyết của Tòa Trọng tài cũngđồng ý với quan điểm của Philippines rằng các căn cứquân sự được Trung Quốclấn biển để xây dựng tại các rạnsan hô không được định nghĩa là “đảo”.
Theo Công ước LiênHợpQuốcvề Luật Biển (UNCLOS),đất có đủ điều kiện cho con người sinh sống mới có quyền thiết lậplãnh hải 12 hải lý và đem lại vùng đặcquyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý cho quốc gia đang nắm quyền kiểm soát.Nói cách khác, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực đã bác bỏcác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốctại cácđảo nhân tạodo Trung Quốc xây dựng trái phéptrênBiển Đông.
BáoWashington Postghi nhận, về pháp lýphán quyết của tòamang tính chất ràng buộc đối với cảPhilippines lẫn Trung Quốc. Tuy nhiên, không có cơ chế hiện hữu nàobảođảm hai bên tuân thủ phánquyết.
Giáo sư Heydarian nhận xét: "Điều quan trọng là cácnước thành viên chủ chốt trong ASEAN như Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam đưa ra tuyên bố riêngkêu gọi tôn trọng phán quyết”.
Trả lời báo Một Thế Giới, chuyên gia Bonnie S. Glaser ởTrung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng ASEAN cần phải tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Bà nói:“Các nước này có nhiệm vụ làm cho Trung Quốcthấy rằng họ sẽ không dung túng cho những hành vi đi ngược lại luật pháp quốc tế”.
Theo nhận định của báoWashington Post, sau phán quyết, tranh chấp đang xảy ra tại Biển Đông vẫn sẽ tiếp diễn vàcăng thẳng có thể gia tăngtrong khu vực cũng như dẫn đến rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Trung. Những gì sắp xảyrasẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của Philippines, Trung Quốcvà Mỹ.
Trung Quốc không thể phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài
Bắc Kinh tiếp tục không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực. Người phát ngônBộ Ngoại giao Trung QuốcLục Khảng tuyên bố: “Cái được gọi là Tòa Trọng tàingay từ ban đầu đã được thiết lập dựa trên cơ sở phi pháp nhằm đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines. Sự tồn tại của Tòa Trọng tàilà không có cơ sở pháp lý. Tất cả phán quyết được đưa ra là phi pháp và không có giá trị”.
Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốctrong thời gian qua đã ra sức làm mất uy tín của Tòa Trọng tài thường trựcnhưng chắc chắn không thể hoàn toàn phớt lờ phán quyết của tòa.
Giáo sư Heydarian nhận xét:“Đây là một ván cờ lớn. Trung Quốccó tham vọng trở thành thủ lĩnh châu Á và điều này cần tiếng nói có uy thế. Nhưng Trung Quốcsẽ không có được điều đó một khi chính thức bịxem là quốc gia đứngngoài vòng luật phápquốc tế”.
Một lý do khác có thể sẽ khiến Bắc Kinh phải ứng phó một cách cẩn trọng là Trung Quốcsắp tới sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9.2016.Hội nghịthượng đỉnh G20 đầu tiên tổ chức tại nước nhà lạidiễn ra trong bối cảnh căng thẳng do tình hình Biển Đông sẽ là điều Bắc Kinh không mong muốn.
Trung Quốccó thể sẽ tăng cường sức mạnh kiểm soát trong khu vực bằng cách tuyên bố áp đặt vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông.Một kịch bản khác có thể xảy ra là Trung Quốcsẽ cho xây dựng tiếp một khu quân sự mới tại bãi cạn Scarborough đã chiếm củaPhilippines vào năm 2012.
Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép dư luận và tăng cường hiện diện quân sự
Trong thời gian qua, Mỹđã liên tục thực hiện cácđợt tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trênBiển Đông.Tuần trước, hải quân Mỹ cho biết đã cử tàu khu trục đến tuần tra quanh các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép. Đợttuần tra này diễn ra bên ngoài khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo.
Báo Washington Post nhận định sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài,có thể Washington sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây.
Theo giáo sư Heydarian, việc phán quyết của tòa đánh giá Trung Quốc đangchiếm đóng bất hợp pháp các đảo san hô cũng có thể sẽ là cơ sởpháp lý để Mỹ, Nhật cùng các lực lượng hải quân lớn tại Thái Bình Dương, chưa kể đến các nước châu Âu như Pháp, thực hiện tuần tra tự do hàng hải bên trong phạm vi 12 hải lý tại các đảo nhân tạodo Trung Quốckiểm soát.
Theo nhận định của Yanmie Xievà Tom Johnston thuộc tổ chức phi chính phủ Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, nếu Trung Quốcquyết định áp đặt vùng nhận dạng phòng không trênBiển Đông, Mỹ có thể sẽ đối phóbằng cách đưa máy bay quân sự đếnkhu vực này.
Hai chuyên gia này dự báo:“Nếu Mỹ tiếp tục thực hiện tuần tra hàng hảiquanh các đảo do Trung Quốcquản lý, Bắc Kinh có thể sẽ đưa tàu ra ngăn chặn. Khả năng xảy ra xung đột quân sự tuy nhỏ nhưng không phải hoàn toàn không có”.
Huỳnh Hy (tổng hợp)