Trong hai tuần qua, các quan chức quân sự cấp cao của 50 nước châu Phi đã tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Trung Quốc - châu Phi lần thứ nhất

Trung Quốc và nghịch lý 'hào phóng' tại châu Phi

16/07/2018, 05:47

Trong hai tuần qua, các quan chức quân sự cấp cao của 50 nước châu Phi đã tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Trung Quốc - châu Phi lần thứ nhất

Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại châu Phi hiện chủ yếu là binh sĩ Trung Quốc - Ảnh: Washington Post

. Lâu nay, nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế vẫn tập trung theo dõi mối quan hệ kinh tế giữa châu Phi và Trung Quốc, mà bỏ qua không quan tâm đến mối quan hệ quân sự giữa quốc gia tỉ dân với châu lục này. Theo Washington Post, người ta đã rập khuôn cho rằng châu Phi có mối quan hệ với các cường quốc theo kiểu Mỹ là đối tác giúp quân sự, chống khủng bố còn Trung Quốc là đối tác hỗ trợ kinh tế, thương mại.

Washington Post nhận xét rằng chiến lược quốc phòng của Trung Quốc ở châu Phi là một câu chuyện rất phức tạp, khi nó không chỉ đơn thuần là vấn đề bảo vệ lợi ích khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Với việc tổ chức Diễn đàn Quốc phòng chung, Trung Quốc cho thấy họ muốn hoạt động quân sự nhiều hơn tại châu Phi, thậm chí là thay thế vị trí của Mỹ trong vấn đề chống khủng bố...

Trung Quốc rõ ràng là muốn khẳng định vị thế của mình như là một cường quốc quân sự, một đối tác bảo vệ an ninh tốt cho châu Phi khi tổ chức Diễn đàn Quốc phòng chung. Trung Quốc gần đây thường xuyên gửi quân huấn luyện đến châu Phi, tổ chức tập trận chung... nhằm giúp các quốc gia này tăng cường khả năng quốc phòng của mình, đồng thời cũng giúp bảo vệ thành quả kinh tế mà Trung Quốc đang xây dựng tại châu Phi.

Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc đã cam kết cấp "100 triệu USD viện trợ quân sự cho Liên minh châu Phi trong năm tới để thành lập lực lượng quân sự địa phương có khả năng đáp ứng ngay với các khủng hoảng". Trung Quốc vẫn đang thực hiện các cuộc đàm phán để giải ngân gói hỗ trợ quân sự này.

Trung Quốc cũng dùng một giải pháp toàn diện, đi đôi với kinh tế để gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Phi. Như căn cứ quân sự của Trung Quốc mở ở Djibouti đi kèm theo hàng loạt dự án đầu tư lớn, dự án phát triển kinh tế, một cơ hội mà quốc gia châu Phi này khó lòng bỏ qua.

Chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Phi trong năm nay cũng khiến Trung Quốc có chỗ tăng cường mối quan hệ quốc phòng của mình với châu lục này. Mỹ thay vì nâng cấp, trang bị, huấn luyện cho lực lượng địa phương tại châu Phi thì lại tập trung thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố của Bộ Tư lệnh châu Phi.

Ngược lại, Trung Quốc nước cung cấp tài chính lớn thứ hai cho lực lượng Gìn giữ Hòa binh Liên Hợp Quốc không ngừng gia tăng ngân sách, nhân lực cho lực lượng này khi mà Mỹ chủ trương giảm chi cho quân đội cũng như ngân sách của Liên Hợp Quốc.

Tuy có vẻ hào phóng tại châu Phi hay những điểm xa lắc nào đó trên thế giới nhưng ở những khu vực gần nhà, chính sách ngoại giao - quân sự của Trung Quốc lại gây quan ngại cho các láng giềng. Và chừng nào chưa có được cái nhìn thiện cảm từ láng giềng để nhận được sự ủng hộ thì Trung Quốc có hiện diện nhiều quân tại châu Phi hay châu Nam cực cũng chẳng nói lên điều gì. Quyền lực mềm ở châu Phi mà không giúp Trung Quốc được ngưỡng mộ ở châu Á thì phỏng có ích gì.

Thiên Hà (theo Washington Post)

Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và nghịch lý 'hào phóng' tại châu Phi