Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực sau khi tòa thông báo sẽ công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines vào ngày 12.7.

Trung Quốc vẫn rắn trước khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết

Trung Trực | 01/07/2016, 05:39

Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực sau khi tòa thông báo sẽ công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines vào ngày 12.7.

Reutersđưa tinngày 30.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục cao giọng phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực.

Bắc Kinh trơ trẽncáo buộc ngược Manila "xemthường luật pháp"

Người phát ngôn Hồng Lỗingược ngạo nóihành động đơn phương kiệncủa Philippines tại Tòa Trọng tài thường trực là“xem thường luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn biện bạch: “Tôi lại nhấn mạnh rằng tòa án trọng tài không có quyền xem xét vụ kiện và vấn đề liên quan, và tòa này không nên xét xử hoặc ra phán quyết. Về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp đường phân định lãnh hải, Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của bất kỳ bên thứ ba nào, và không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào ép buộc Trung Quốc".

Người phát ngônlặp lạiquan điểm chỉgiải quyết tranh chấpqua đàm phán trực tiếp: "Chính phủ Trung Quốc sẽ chấp hành luật phápquốc tế và sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia quan tâm trực tiếp giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán, tư vấn, trên cơsở tôn trọng sự thật lịch sử và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)".

Tại Manila, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bốsẽ hoàn toàn tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcvà hy vọng cộng đồng quốc tế cũng hành động tương tự.

Người phát ngôn Anna Richey-Allen của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại việc Mỹ ủng hộ Philippines kiện "đường chín đoạn" củaTrung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trực:“Chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp Biển Đông bao gồm sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế như tòa ántrọng tài”.

Tân Hoa xãcủa Trung Quốc lại đăng bài tố Tòa trọng tài thường trựclà “mộttòa án lợi dụng phápluật” sẽ chỉ càng làm vấn đề tranh chấp thêm tệ hại.

Hãng thông tấn Trung Quốc này nói “Manila không nhìn ra vụ kiện này sẽ chỉ làm tăng thêm rắc rối ở Biển Đông, chí ít chẳng phục vụ quyền lợi của các bên liên quan”.

Bắc Kinh tung ra bản đồ “đường 9 đoạn” nhằm khẳng định chủ quyền 90% Biển Đông, kéo nó sâu xuống Đông Nam Á, “phủ” lên hàng trăm đảo và đá trên Biển Đông vốn có nguồn cá và trữ lượng dầu khí phong phú.

Năm 2013, Philippines đã gửiđơn kiện "đường chínđoạn" củaTrung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trựcsau khi bị Trung Quốc chiếm bãi cạnScarborough thuộc lãnh hải Phiippines.

Manila đã tuyên bố "đường chín đoạn"của Bắc Kinh là phi pháp theo Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS), và các hành vi của Trung Quốc đã hạn chế quyền khai thác nguồn tài nguyên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Theo New York Times ngày 30.6, Tòa Trọng tài thường trựcgồm 5 thẩm phánsẽ quyết định nhiều vấn đề, trong đó cólãnh hải quanh các bãi nửa ngầm và san hô, đồng thờisẽ phán quyết Trung Quốc có gây tổn hại cho môi trường qua hành độngxây dựng đảo nhân tạo hay không.

Những hành động "làm nóng" trước phán quyết trọng tài

Vụ kiện của Philippinestrở nên căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc với Mỹ, đồng minh lâu năm của Philippines. Bắc Kinh đã tung sức chiêu dụ nhiều nước ủng hộ quan điểm của mìnhrằng Tòa trọng tài thường trực“thay mặt thế lực bên ngoài can thiệp vàotranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines".

Trung Quốc còn cáo buộc Mỹ kích động vụ tranh chấp. Trong khi đó, chính phủ củaTổng thống Obama đã khuyến khích Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcvà đề nghị các nước châu Âu và châuÁ lên tiếng ủng hộ.

Các quan chức Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể tuyên bố lập vùng nhận dạngphòng không trên Biển Đông như họ đã lập trên biển Hoa Đông năm 2013, và Trung Quốc sẽ tăng cường củng cố các đảo nhân tạo đã xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ khẳng định ngoài gâysức ép ngoại giao thì sẽtăng cường tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng khôngcũng như tăng cường viện trợ quốc phòng cho các nước Đông Nam Á.

Hồi tháng trước,hai tàu sân bay Mỹ đãtham gia nhiều cuộc diễn tập ở vùng biển Đông Á. Hảiquân Mỹ nói đólà nỗ lực ngăn chặn “bất kỳ toan tính gây bất ổn khu vực”.

Reuters nhắc lạingày 29.6, Tổng thống Indonesia đã ra lệnh mở rộng hoạt động đánh cá thương mại và khai thác dầu khí ở vùng lãnh hải gần quần đảo Natuna của nước này. Trước đó,tàu hải quân Indonesia và tàu cá Trung Quốc liên tục va chạm.

Nhật cũng ghi nhận máy bay chiến đấu Nhậtđã bay chặn máy bay Trung Quốc ở biển Hoa Đông khoảng 200 lần trong 3 tháng qua, gần gấp đôi số vụ bay chặn cùng kỳ năm ngoái.

Đô đốc Katsutoshi Kawano, chỉ huy Cục Phòng vệ Nhật, nói: “Xem ra hoạt động của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trên biển và trên không”.

Trung Trực
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vẫn rắn trước khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết