Những ngày qua, món pa tê Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum khiến nhiều người sử dụng nguy kịch đã làm lấy lên sự lo lắng về những thực phẩm chay hiện nay trên thị trường. Làm thế nào để biết thực phẩm chay an toàn?

Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM hướng dẫn mua sản phẩm chay an toàn

Hồ Quang | 04/09/2020, 18:30

Những ngày qua, món pa tê Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum khiến nhiều người sử dụng nguy kịch đã làm lấy lên sự lo lắng về những thực phẩm chay hiện nay trên thị trường. Làm thế nào để biết thực phẩm chay an toàn?

Vụ thu hồi pa tê Minh Chay: Bộ Y tế khẳng định sức khỏe người tiêu dùng là tối thượng

Thêm 1 trường hợp nguy kịch sau khi ăn pa tê Minh Chay

TP.HCM: Tổng kiểm tra thu hồi pa tê Minh Chay và các sản phẩm của nhà sản xuất

5 người ăn pate Minh Chay đang thở máy tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Hiện nay, ăn chay với nhiều người không chỉ là sở thíchmà còn là một thói quen lành mạnh.Trước nhu cầu đó, thị trường thực phẩm chay ngày càng phong phú, đa dạng không kém gì đồ mặn. Đặc biệt, trong dịp lễ Vu Lan này, thực phẩm chay được nhiều người lựa chọn và sử dụng.

Thực tế hiện nay cho thấy, thực phẩm chay trên thị trường đang rất đa dạng với nhiều loại chế biến sẵn, đóng hộp, đông lạnh, hàng khô, thực phẩm chay sản xuất trong nước… Các loại rau củ quả cũng ngày càng đa dạng, bắt mắt thu hút người tiêu dùng.

Đứng trước một thị trường thực phẩm chay như thế, người tiêu dùng cần hiểu đúng và đủ trong việc chọn mua thực phẩm chay an toàn, chất lượng cho bản thân và gia đình.

Theo PSG.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cácthực phẩm chay hiện nay được chế biến sẵn, rất dễ mua, tiện lợi, hầu như đã được sơ chế sẵn, chế biến như thực phẩm mặn, số khác có thể chỉ hâm nóng lại là có thể dùng ngaythay vì phải nhiều công đoạn như trước đây. Thế nhưng,người mua rất khó để xác định được mức độ an toàn của những món ăn chay này.

Bà Lan cho biết, để bảo đảm độ dai và có hương vị tương tự như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thủy sản, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay bổ sung phụ gia, hương liệu thực phẩm tạo mùi, màu, chất định hình và chất chống ẩm mốc... Do đótừng loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm nhưbị ôi thiu, nhiễm các loại nấm mốc vàvi khuẩn gây bệnh, nhiễm hóa chất độc hại.

“Việc không kiểm soát được nguyên liệu, khi chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh khiến sản phẩm dễ bị ô nhiễm, có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nhưrối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng”, bà Lan nói.

Không chỉ thực phẩm chay tươi mới tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc mà theo bà Lan, thực phẩm chay đóng hộp cũng có nguy cơ, nếu quá trình đóng hộp có sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium botulinium. Đây là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử,tiết ra chất cực độc tác động lên thân kinh gây liệt cơ, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Để sản xuất thực phẩm chay an toàn, các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm nhưgiấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoặc một trong các giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

Ngoài các điều kiện về nhà xưởng sản xuất, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm chay cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục được cho phép của Bộ Y tế và phải thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm,tuân thủ các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng… Sản phẩm nhập khẩu phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định.

“Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, khi mua thực phẩm, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ tất cả những thông tin xung quanh sản phẩm, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng không nhãn mác, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời”, bà Lan khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM hướng dẫn mua sản phẩm chay an toàn