Phát triển giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhìn nhận được điều này, Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và Diễn đàn Nobel năm 2019 (Global Innovation Network & Nobel Discussion - GIN-Nobel 2019).

TS Nguyễn Văn Lạng: GIN-Nobel 2019 sẽ đưa nhiều nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam

tuyetnhung | 02/06/2019, 17:31

Phát triển giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhìn nhận được điều này, Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và Diễn đàn Nobel năm 2019 (Global Innovation Network & Nobel Discussion - GIN-Nobel 2019).

GIN - Nobel 2019 là sự kiện nhằm kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và những tổ chức tiên phong về đổi mới sáng tạo trên mọi lĩnh vực y tế, công nghệ, giáo dục, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, doanh nghiệp...

Để hiểu rõ nét về từng mục tiêu của sự kiện GIN - Nobel 2019, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi riêng với TS Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và hiệnlà Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng.

TS Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và cũng là Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng

Mục tiêu của sự kiện GIN - Nobel 2019 là gì, thưa ông?

Mục tiêu của sự kiện này là kết nối các nhà khoa học tại các trường đại học hàng đầu thế giới đến với Việt Nam. Từ đó bắt tay hợp tác với các nhà khoa học Việt namđể xây dựng một hệ thống nghiên cứu cơ bản như: nghiên cứu lâm sàng, chữa bệnh... vì sức khỏe cộng động và áp dụng những công nghệ mới vào trong lĩnh vực y tế.

Ông cho biết sự kiện này đã kết nối nhà khoa học trong nước và quốc tế như thế nào?

Trước hết là một loạt các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của thế giới đã nhận những học sinh, sinh viên, những bác sĩ sẽ nghiên cứu để làm tiến sĩ như: Havard, John Hopkins và các trường đại học danh tiếng ở châu Âu.

Sự kiện có sự tham gia của gần 40 nhà khoa học đến từ 7 nước: Thụy Điển, Anh, Đức, Estonia, Úc, Mỹ, Malaysia và hơn 300 đại biểu là các lãnh đạo, đại biểu đến từ các trường đại học, bệnh viện ở Việt Nam. GIN-Nobel được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, Đại học Y Hà Nội, Đại học Tartu của Estonia, và phối hợp tổ chức với Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Karolinska Tại Việt Nam, Mạng lưới cựu du học sinh Việt Nam Thụy Điển, Công ty Danson.

Bên cạnh các nội dung khoa học đặc sắc mà xuyên suốt là chủ đề ứng dụng công nghệ trong giải quyết các bệnh lý nan giải toàn cầu thì đây còn là chuỗi sự kiện quốc tế duy nhất được tổ chức tại Việt Nam có bài trình bày Giải thưởng Nobel Y học - thành tựu cá nhân hay chiến lược quốc gia? và có sự tham gia thảo luận của các giáo sư đến từ Viện Karolinska (Thụy Điển) - nơi xét duyệt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Y học.

Hội nghị tạo ra một không gian khoa học, chuyên nghiệp để các nhà lãnh đạo của chính phủ, các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu, đồng thời thảo luận cởi mở về con đường khoa học hướng đến giải thưởng Nobel Y học.

Đặc biệt, sức mạnh kết nối các nhà khoa học toàn cầu sẽ giúp các nhà khoa học Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với phương pháp và tư duy nghiên cứu chuyên nghiệp hơn, hướng tới mục tiêu chung đưa nền khoa học Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp khám chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu với bạn bè thế giới về những thành tựu mang bản sắc riêng của Việt Nam trong lĩnh vực đông tây y kết hợp.

Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đã tạo ra sự kết nối như thế nào giữa Chính phủ, doanh nghiệp và Đại học Y Hà Nội?

Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng đang kết nối Chính phủ, doanh nghiệp và Đại học Y Hà Nội để làm những chương trình nghiên cứu tầm quốc gia như: các loại thuốc, một số loại bệnh... và đặc biệt là đào tạo 20 tiến sĩ của Liên minh châu Âu.

Chúng tôi hiện cũng mang một trách nhiệm lớn là hợp tác với Đại học Y Hà Nội. Hồi đầu năm nay, Đại học Y Hà Nội và Viện Nghiên cứu y học Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược năm 2019, cùng thực hiện những công việc chuyên môn về nghiên cứu y học và phát triển đào tạo sinh viên.

Theo đó, năm 2019, hai bên sẽ thực hiện 3 mục tiêu chính gồm: Triển khai chung một số hoạt động để hai bên có cơ hội hiểu rõ hơn mô hình hoạt động của hai tổ chức, từ đó định hướng kế hoạch hoạt động những năm tiếp theo; Xây dựng hình ảnh hợp tác của hai cơ quan trong các sự kiện trong nước và quốc tế nhằm tạo dựng thương hiệu cho các hoạt động trong những năm tiếp theo; Tìm kiếm được tài trợ cho ít nhất một Dự án chung để làm nền tảng cho việc thành lập các cơ chế hợp tác sâu của hai tổ chức.

Tôi nhận thấy sự kết hợp này là một tiềm năng vì đây là một trường đại học lớn, có nhiều nhân tài. Nên chúng tôi đã kết hợp và mời các tổ chức như Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và nhiều tập đoàn, đơn vị khác cũng đang hướng tới tham gia sự kiện này.

Công nghệ 4.0 trong y tế và giáo dục đại học được thể hiện như thế nào trong GIN-Nobel 2019, thưa ông?

Hiện nay, công nghệ 4.0 đang được áp dụng mạnh mẽ trong cả lĩnh vực y tế và giao dục đại học như việc chuẩn đoán hình ảnh, quản lý, quản trị bệnh viện, hoặc là chữa bệnh bằng công nghệ mới như: Robot, vi mạch, máy chụp hình X-Quang tiên tiến

Thông qua sự kiện này, tôi muốn gửi tới một thông điệp là các nhà khoa học hãy kết nối với nhau để tạo ra những đột phá để chữa những căn bệnh hiểm nghèo đang hoành hành người dân trên toàn thế giới.

Cám ơn ông!

Tuyết Nhung (Thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Văn Lạng: GIN-Nobel 2019 sẽ đưa nhiều nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam