Trung Quốc cho đến nay vẫn không cấp phép cho các vắc xin nước ngoài và vẫn duy trì chiến lược Zero COVID-19 đầy gian nan. Vậy đâu là lý do?
Việc tiêm vắc xin trộn để phòng chống dịch COVID-19 không phải là điều mới mẻ trong thời gian đại dịch vừa qua. Thậm chí, ở một số nước đang khuyến khích người dân tiêm trộn giữa các loại vắc xin theo công nghệ khác nhau để đảm bảo khả năng tạo kháng thể đa dạng.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không cấp phép cho các vắc xin nước ngoài và vẫn duy trì chiến lược Zero COVID-19 đầy gian nan. Vậy đâu là lý do?
Yanzhong Huang, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết Trung Quốc nghĩ về thể diện trong vấn đề vắc xin.
Cụ thể, Trung Quốc là nước đi đầu trong cuộc chạy đua vắc xin toàn cầu trong nhiều năm qua, khi phát triển nhiều mũi tiêm Covid bằng cách sử dụng phương pháp cũ là sử dụng toàn bộ vi rút bất hoạt để thúc đẩy cơ thể phát triển khả năng miễn dịch.
Họ cũng đã gửi hàng tỷ liều ra nước ngoài - một chiến dịch cung cấp khả năng tiếp cận quan trọng đối với vắc xin ở các nước đang phát triển, đồng thời giúp Bắc Kinh thúc đẩy quyền lực mềm và tạo ảnh hưởng quốc tế.
"Khi Trung Quốc phát triển vắc-xin của riêng mình, họ đã sử dụng điều đó để quảng bá sự tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Và bây giờ nếu bạn chuyển sang nhập vắc-xin do nước ngoài sản xuất, thì không hay lắm", Huang nói.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thể quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất vắc xin trong nước, theo Huang. Ông nói: “Tôi chắc chắn rằng họ (các nhà sản xuất vắc xin hiện có) sẽ rất khó khăn trong việc giới thiệu những sản phẩm nước ngoài bên ngoài vào thị trường rộng lớn này.
Trong khi các cơ quan quản lý Trung Quốc từ chối phê duyệt vắc xin BioNTech, các công ty trong nước đã được bật đèn xanh để bắt đầu phát triển vắc xin theo công nghệ mRNA của riêng họ.
Tháng trước, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã phê duyệt các thử nghiệm đối với vắc xin mRNA được sản xuất trong nước dưới dạng tiêm nhắc lại - dành cho người cao tuổi đã được tiêm 2 mũi vắc xin bất hoạt. Họ cũng đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia bao gồm Mexico và Indonesia, mặc dù kết quả vẫn chưa được công bố.
Loại vắc-xin này, ARCoVax, được hợp tác phát triển bởi Walvax Biotechnology, Suzhou Abogen Biosciences và Học viện Khoa học Quân y - một viện nghiên cứu quân sự của Trung Quốc. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước, cơ sở sản xuất của họ ở tỉnh Vân Nam, có khả năng sản xuất 200 triệu liều hàng năm.
Huang cho biết, một số công ty Trung Quốc khác, bao gồm cả công ty nhà nước khổng lồ Sinopharm, cũng đang phát triển vắc xin mRNA. Ông nói thêm, Bắc Kinh có thể sẽ muốn phê duyệt vắc-xin mRNA sản xuất trong nước trước khi bật đèn cho bất kỳ vắc-xin nước ngoài nào.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy các chuyên gia Trung Quốc đang hy vọng hợp tác nhiều hơn với các đối tác phương Tây.
Cuối tuần qua, Zhong Nanshan, một chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc và là cố vấn chính phủ, đã thúc giục Trung Quốc tăng cường trao đổi và hợp tác phát triển vắc xin với các nước khác.
Zhong nói tại một diễn đàn ở thành phố Quảng Châu hôm 11.12: “Chúng ta cần học hỏi về những điều tốt ở các nước khác, chẳng hạn như công nghệ mRNA (vắc-xin).
Ông nói: “Họ đã dành nhiều năm cho việc nghiên cứu và tìm cách phát triển mRNA (vắc-xin) đầu tiên trên thế giới chỉ trong vài tháng ... Chúng tôi cần học hỏi từ công nghệ của họ trong lĩnh vực này.
Và cho đến nay, khi chỉ dựa vào vắc xin trong nước, Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi biện pháp Zero COVID để ngăn chặn dịch lây lan.