Hãng tin AP ngày 24.12 ghi nhận nhóm buôn lậu vặt ở vùng biên giới CHDCND Triều Tiên đang phải làm ăn chật vật, khi nhiều tư thương Trung Quốc có quan hệ rộng đã lao vào chiếm mảng “tiểu ngạch” này.

Tư thương Trung Quốc cướp việc của 'con phe' buôn lậu Triều Tiên

Trần Trí | 24/12/2017, 16:06

Hãng tin AP ngày 24.12 ghi nhận nhóm buôn lậu vặt ở vùng biên giới CHDCND Triều Tiên đang phải làm ăn chật vật, khi nhiều tư thương Trung Quốc có quan hệ rộng đã lao vào chiếm mảng “tiểu ngạch” này.

Theo AP, từ khi ông Kim Jong-un nắm quyền lực ở Triều Tiên, tăng cường thực hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, việc cộng đồng quốc tế siết chặt lệnh cấm vận đã “ưu ái” một số “con buôn” Trung Quốc và đẩy giới buôn lậu ở Triều Tiên vào sự khốn khó.

Tại Triều Tiên nghèo khó, giới buôn lậu mua lương thực thời nạn đói, rồi buôn lậu cả đồ phụ tùng xe hơi cho đến băng vidéo các chương trình biểu diễn của ngành truyền hình Hàn Quốc. Họ chở TV về Triều Tiên và chở những gia đình vượt biên khỏi đất nước này, và buôn lậu trở thành một việc làm được tôn trọng, mở đường nổi lên một thế hệ trung lưu.

Vùng biên giới Trung -Triều dài 1.400 km là bệ phóng cho nền kinh tế Triều Tiên, với Trung Quốc chiếm 90% hoạt động thương mại của Triều Tiên.Theo AP, dù Triều Tiên bị quốc tế cấm vận 10 năm qua, Bắc Kinh chỉ bắt đầu ủng hộ cấm vận từ năm 2016, khi Bình Nhưỡng gia tăng thử vũ khí.

Hoạt động thương mại giảm, nhưng các nhà phân tích nói vẫn còn nhiều sản phẩm vượt sông vào Triều Tiên, chủ yếu nhờ tiền hối lộ cũng như nhờ chính khách Trung -Triều tạo thuận lợi cho hàng lậu.

Khi lệnh cấm vận được siết chặt hơn, cỗ máy “mậu biên” càng trở nên phức tạp hơn, và “những tư tương cỏn con phải lãnh đủ, nhưng là cơ hội cho các công ty lớn có đông khách hàng Triều Tiên”, theo ông John Park, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, và là người tìm hiểu vì sao một vài công ty Trung Quốc thống trị được vùng biên giới Trung -Triều lúc bị cấm vận mạnh.

Khi thanTriều Tiên bị cấm xuất khẩu, một số chuyến hàng được đổi hướng qua Nga để giấu nguồn gốc. Khi doanh nghiệp Triều Tiên ở nước ngoài phải đóng cửa, họ mở công ty vỏ bọc hoặc thuê trung gian Trung Quốc. Khi khách hàng không chịu mua quần áo sản xuất ở Triều Tiên, các xí nghiệp liền dán nhãn “made in China”. Khi dạng toàn cầu hóa đặc biệt này tỏa lan khắp vùng biên Trung -Triều, giới buôn lậu lâu năm đành chịu thua.

Trong một loạt phỏng vấn hiếm có, hàng chục tay buôn lậu hoặc buôn bán chợ đen được giấu tên,đã kể cuộc sống của họ bị thay đổi, từ khi ông Kim Jong-un làm lãnh đạo Triều Tiên hồi năm 2011.

Một cựu buôn lậu trạc 40 tuổi nay là lao động thời vụ ở Hàn Quốc, kể: “Tôi từng kiếm được rất nhiều tiền,nhưng nay thì hết thời”.

Tay buôn này hiện ở thành phố công nghiệp Ulsan, còn kể suốt nhiều năm, các đơn vị biên phòng Triều Tiên cho phép ông ta đem hàng hóa đến hối lộ: “Bọn lính ấy để mặc chuyện buôn lậu xảy ra”.

Người đàn ông này cũng yêu cầu giấu tên, thừa nhận đã vi phạm nhiều luật. Ông ta từng cùng các đồng bào tuồn đồng phế liệu vào Trung Quốc, trên những chuyến xe chở đầy thứ kim loại này đến vùng sông biên giới Yalu ở vùng đông bắc Triều Tiên. Đa phần khu vực này làm nông nghiệp, với những ngọn núi nhỏ ôm sát con sông và rất ít đường bộ.

Hoạt động kiểm soát thường lơi lỏng, và tay buôn lậu thuê lính biên phòng vác những bao đồng phế liệu 50 kgqua sông, đôi khi bằng thuyền cao su hoặc bằng bè. Xe “ăn” hàng ở bên Trung Quốc sẽ chở món hàng này đi. Với mỗi chuyến hàng, lính biên phòng Triều Tiên được người buôn lậu “bồi dưỡng” bằng bia, thức ăn (nhất là đùi lợn) và có cả bánh phồng tôm.

Tay buôn lậu tự nhận là người nhân ái, và hôm nào “trúng mánh” thì ông ta kiếm được hơn 3.600 USD. Mỗi năm ông ta chỉ làm vài chuyến buôn lậu.

Khi nhu cầu sử dụng đồng giảm, ông ta chuyển qua mua lông thỏ Triều Tiên để bán lại cho các nhà sản xuất quần áo ở Trung Quốc.Rồi 2 năm trước, khi lệnh cấm vận được siết chặt, lính biên phòng Triều Tiên cảnh giác hơn. Tin đồn về những vụ kỷ luật nặng điuợc loan đi, như “ai giúp bọn buôn lậu có thể bị xử bắn”.

Không còn “đối tác làm ăn” cho tay buôn lậu, nên ông ta phải bỏ nghề: “Họ cho biết rất sợ tiếp tục giúp một tay, dù chúng tôi sẵn sàng trả công cao hơn nữa”.

Nạn buôn lậu ở vùng biên Trung - Triều tăng mạnh hồi những năm 1990, khi nạn đói tràn lan ở Triều Tiên. Khi chính quyền nới lỏng sự kiểm soát, người dân bắt đầu vượt biên qua Trung Quốc tìm thức ăn hoặc việc làm. Rồi khi nạn đói và sự bất ổn giảm, nền kinh tế buôn lậu định hình. Vài tay buôn nói những tay buôn lậu vặt sống vất vả là từ những năm cuối đời của cố Chủ tịch Kim Jong-il (chết vì đau tim hồi tháng 12.2011), trong khi các tay buôn khác nói sự khốn khó bắt đầu từ khi ông Kim Jong-un kế nhiệm cha.

Một “cửu vạn” trong độ tuổi 50 cho biết ông từng chuyển hàng lậu ở những tuyến đường mòn bí mật vùng biên và vượt sông biên giới cho đến năm ngoái thì phải nghỉ. Người đàn ông gầy gò, liên tục hút thuốc lá Triều Tiên rẻ tiền, nói: “Tôi từng môt lúc cõng 10 TV hoặc 10 tủ lạnh. Nhưng nay đã hết thời”.

Ông ta bắt đầu hết thời từ năm 2012, khi các đơn vị biên phòng Triều Tiên bắt đầu hạn chế những chuyến hàng của ông ta. Cuối cùng, chuyện làm ăn của ông ta lụn bại hồi năm 2016, rời Triều Tiên qua Trung Quốc đoàn tụ với người thân. Cuộc sống ở đây dễ thở hơn, nhưng ông ta không biết nói tiếng Trung Quốc, và không thể tìm được việc làm. Tay buôn hất hàm về vùng biên giới: “Bạn tôi đều ở bên đó. Tôi chỉ còn niềm an ủi là một chầu rượu soju cho mỗi bữa ăn”.

Bích Ngọc (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tư thương Trung Quốc cướp việc của 'con phe' buôn lậu Triều Tiên