Tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của nhóm Bộ tứ, lãnh đạo các nước đã cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ nhấn mạnh tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

A.T | 25/09/2021, 14:08

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của nhóm Bộ tứ, lãnh đạo các nước đã cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Bộ tứ họp để đối phó Trung Quốc

Khi bắt đầu cuộc họp, Tổng thống Biden đã công bố một chương trình học bổng cho phép sinh viên từ 4 quốc gia theo đuổi các bằng cấp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) tại các trường đại học Mỹ.

Tổng thống Mỹ cho biết các quốc gia đang “xích lại gần nhau để đối mặt với những thách thức quan trọng của thời đại chúng ta, từ COVID đến khí hậu cho đến các công nghệ mới nổi” chứ không đề cập đích danh nước nào tạo ra các thách thức.

“Chúng ta biết cách hoàn thành sứ mệnh và chúng ta đang đối mặt với thử thách”, Biden nói thêm trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp.

Thủ tướng Morrison lặp lại nhận xét của Biden: “Chúng ta tin tưởng vào một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bởi vì chúng tôi biết rằng đó là điều mang lại một khu vực mạnh mẽ, ổn định và thịnh vượng".

Theo nhận định của báo Al Jazeera, nhóm Bộ tứ, được coi là đối trọng với Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Kimberly Halkett, phóng viên Nhà Trắng của Al Jazeera phân tích: "Điều mà bốn nhà lãnh đạo này… thực sự ở đây để thảo luận là Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong mọi phương diện, không chỉ đối với từ quốc gia ttrong nhóm, mà trên toàn thế giới hiện nay”.

Trước đó, vào 24.9, Trung Quốc đã chỉ trích nhóm này là "độc quyền", nói rằng đó là nhóm của "cam chịu thất bại".

Đầu tháng này, chính quyền Biden đã công bố một hiệp ước an ninh với Vương quốc Anh và Úc. Liên minh mới, được gọi là AUKUS, ghi nhận việc ​​Washington và London giúp Canberra mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc lên án mạnh mẽ AUKUS, gọi đây là mối đe dọa “cực kỳ vô trách nhiệm” đối với sự ổn định của khu vực. Các quan chức Mỹ cho biết Bộ tứ và AUKUS chỉ nhằm tăng cường hợp tác giữa các đồng minh và không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết nhóm Bộ tứ "không phải là một ủy ban an ninh”.

Tuyên bố chung viết gì?

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị ngày 24.9, bốn nhà lãnh đạo các nước trong nhóm Bộ tứ gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nêu rõ ủng hộ pháp quyền, tự do đi lại trên biển và trên không, giải quyết hòa bình các tranh chấp và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Tuyên bố chung có đoạn: "Chúng tôi tái khẳng định cam kết thúc đẩy trật tự dựa trên các quy tắc 'tự do và rộng mở', lấy luật pháp quốc tế làm gốc, nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa".

Về cuộc chiến chống COVID-19, các nhà lãnh đạo cũng có động thái mở rộng bao phủ vắc xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, hoan nghênh kế hoạch của Ấn Độ nối lại xuất khẩu vắc xin vào tháng 10 tới. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những tiến triển mới nhất trong nỗ lực cung cấp 1 tỷ liều vắc xin cho khu vực Đông Nam Á đến trước cuối năm 2022, trong đó có việc đầu tư cho năng lực sản xuất vắc xin của Ấn Độ. 

Nhóm Bộ tứ cũng thông báo một số thỏa thuận mới, bao gồm một thỏa thuận tăng cường an ninh chuỗi cung ứng cho chất bán dẫn và chống đánh bắt cá trái phép cũng như nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí triển khai mạng lưới viễn thông 5G "an toàn, rộng mở và minh bạch". Tuyên bố chung cũng nêu rõ các nước sẽ triển khai "quan hệ hợp tác mới" trong lĩnh vực không gian, trong đó có việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh vì mục đích hòa bình như theo dõi biến đổi khí hậu và ứng phó thảm họa.

Nhóm Bộ Tứ  cũng nhất trí sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khuôn khổ nhóm Bộ tứ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ nhấn mạnh tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương