Người đứng đầu một hội đồng Nghị viện Ấn Độ cáo buộc Twitter không tôn trọng chủ quyền của nước này. Lý do vì dữ liệu lập bản đồ trên Twitter hiển thị lãnh thổ do Ấn Độ quản lý là một phần của Trung Quốc.

Twitter hiển thị vùng tranh chấp Ladakh thuộc Trung Quốc, Ấn Độ nổi giận

Nhân Hoàng | 28/10/2020, 19:22

Người đứng đầu một hội đồng Nghị viện Ấn Độ cáo buộc Twitter không tôn trọng chủ quyền của nước này. Lý do vì dữ liệu lập bản đồ trên Twitter hiển thị lãnh thổ do Ấn Độ quản lý là một phần của Trung Quốc.

Các giám đốc Twitter phải xuất hiện trước Ủy ban hỗn hợp về Dự luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân ở Ấn Độ để giải trình về lỗi được phát hiện tuần trước và cho biết vấn đề đã được giải quyết. Thế nhưng, Chủ tịch ủy ban này là bà Meenakshi Lekhi, nhà lập pháp từ đảng Bharatiya Janata cầm quyền, nói ủy ban nhất trí rằng lời giải thích của Twitter là không thỏa đáng, theo Reuters.

Twitter tuyên bố họ tôn trọng tính nhạy cảm của vấn đề, nhưng đó là lời giải thích không thỏa đáng. Đó là vấn đề chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ. Việc hiển thị Ladakh thành một phần của Trung Quốc là hành vi phạm tội”, bà Meenakshi Lekhi nói.

Ấn Độ và Trung Quốc, từng xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1962, hiện bị mắc kẹt trong thế trận quân sự dọc theo biên giới Himalaya đang tranh chấp, bao gồm cả khu vực Ladakh vừa được đề cập.

twitter-hien-thi-vung-tranh-chap-ladakh-thuoc-trung-quoc.jpg
Hội đồng Nghị viện Ấn Độ nổi giận với Twitter vì hiển thị vùng tranh chấp Ladakh thuộc Trung Quốc

Ladakh là khu vực nằm ở biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Khi một số người gắn thẻ tweet đang ở Ladakh, Twitter hiển thị bài đăng đó tại Trung Quốc.

Hai nước láng giếng Ấn Độ và Pakistan tuyên bố chủ quyền toàn bộ Ladakh, còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một phần ở phía đông Ladakh được gọi là Aksai Chin.

Vấn đề gắn thẻ địa lý gần đây đã được nhóm của chúng tôi giải quyết nhanh chóng. Chúng tôi cam kết công khai, minh bạch về công việc của mình và sẽ giữ liên lạc thường xuyên với chính phủ để chia sẻ thông tin cập nhật kịp thời”, một phát ngôn viên Twitter cho biết trước nhận xét của bà Meenakshi Lekhi.

Căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới leo thang khi hơn 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc đụng độ quân sự trên dãy Himalaya vào tháng 6.2020. Kể từ đó, “tẩy chay Trung Quốc” và các biến thể của nó đã trở thành xu hướng trên Twitter ở Ấn Độ khi ngày càng có nhiều người đăng các video tiêu hủy smartphone, TV và các sản phẩm khác do Trung Quốc sản xuất.

Hôm 2.9, Bộ Công nghệ Thông tin của Ấn Độ cấm thêm 118 ứng dụng có liên kết với Trung Quốc bị cho là "phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, quốc phòng của Ấn Độ, an ninh của nhà nước và trật tự công cộng".

Động thái này sẽ giúp bảo vệ lợi ích của hàng chục triệu người dùng di động và internet của Ấn Độ. Quyết định này nhằm mục tiêu nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và chủ quyền của không gian mạng của Ấn Độ”, Bộ Công nghệ Thông nước này cho biết.

Việc trên diễn ra hơn 2 tháng sau khi Ấn Độ cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, gồm cả TikTok, UC Browser và UC News, hôm 29.6. 

Ngoài PUBG và cả phiên bản thu nhỏ của game này, trong 118 ứng dụng bị Ấn Độ cấm hôm 2.9 có VPN for TikTok, Baidu, WeChat Work, Tencent Weiyun, Rise of Kingdoms, APUS Launcher, Tencent Weiyun, Mobile Taobao, Youko, Sina News, CamCard...

PUBG của Tencent phổ biến nhất trong số 118 ứng dụng trên, với hơn 50 triệu người chơi ở Ấn Độ.

Bài liên quan
CEO phải hầu tòa và nhận lỗi, Twitter thôi chặn chia sẻ bài viết bóc mẽ cha con Biden
Twitter hôm 16.10 xác nhận đã đảo ngược quyết định chặn các liên kết đến bài báo New York Post bóc mẽ Hunter Biden, con trai ông Joe Biden dù đã tái khẳng định lệnh cấm vào cuối 15.10.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Twitter hiển thị vùng tranh chấp Ladakh thuộc Trung Quốc, Ấn Độ nổi giận