Reuters ngày 9.9 đưa tin lần đầu tiên Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân lớn do Úc tổ chức, nhưng tàu chiến Trung Quốc không được phép bắn đạn thật.

Úc mời Trung Quốc tập trận chung, không cho bắn đạn thật

Trần Trí | 09/09/2018, 14:23

Reuters ngày 9.9 đưa tin lần đầu tiên Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân lớn do Úc tổ chức, nhưng tàu chiến Trung Quốc không được phép bắn đạn thật.

Cuộc tập trận chung Kakadu 2018 do Úc tổ chức hai năm/lần, Trung Quốc là quan sát viên năm 2016 và năm nay, hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) cử một tàu hộ vệ tham dự cuộc tập trận này.

Hồi đầu tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne giải thích, Úc không chấp nhận Trung Quốc hành động hung hăng trên Biển Đông, nhưng vẫn đồng ý mời PLAN tham dự, với điều kiện PLAN không được bắn đạn thật.

Cuộc tập trận chung Kakadu 2018bắt đầu từ ngày 9 và kéo dài đến 15.9, có không quân hoàng gia Úc yểm hộ và liên quan 21 máy bay, và có hơn 3.000 quân của 27 quốc gia.

Ngoài Úc, Trung Quốc, các nước khác tham gia Kakadu 2018 có Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Brunei, Singapore, Đông Timor, Bangladesh, Sri Lanka, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Canada, Chi lê, Pháp, Pakistan, New Zealand, đảo quốc Fiji, đảo quốc Cook, Papua New Guinea, Tonga và Các Tiểu vương quốc thống nhất.

Cuộc tập trận chung diễn ra trên vùng biển chiến lược Darwin (bắc Úc), nơi mà chính quyền thành phố đã cho một công ty tư nhân Trung Quốc thuê một cảng biển, điều khiến Mỹ cực lực phản đối Úc.Từ năm 2011, Mỹ có một đơn vị thủy quân lục chiến đóng ở Darwin.

Cuộc tập trận này có 23 tàu chiến và tàu ngầm từ khắp vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tụ về, tạo điều kiện chuẩn bị giúp nhau phòng chống xung đột trên biển và điều phối nỗ lực giảm thiểu thiên tai.

Theo Reuters, việc mời PLAN lần đầu tập trận cùng hải quân Úc, Mỹ, Canada cho Trung Quốc cơ hội cải thiện quan hệ làm việc với các nước này.

Mỹ từng loại PLAN khỏi cuộc tập trận chung rầm rộ Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) hồi tháng 5, như một phản ứng của Mỹ trước việc Bắc Kinh ngang ngược xây các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông và quân sự hóa chúng.

Hồi tháng 5, khi hai tàu chiến Mỹ (khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam) áp sát các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bịTrung Quốc chiếm, tàu chiến Trung Quốc liền thách thức, sau đó Bắc Kinh gọi đó là “hành động khiêu khích” của Mỹ.

Úc đã thể hiện sự ủng hộ kế hoạch của Mỹ là tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, và 3 tàu chiến Úc khi đi qua Biển Đông đã đối đầu với tàu chiến Trung Quốc hồi tháng 4.

Bích Ngọc (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Úc mời Trung Quốc tập trận chung, không cho bắn đạn thật