Đại sứ Ukraine nói: “Việc người đứng đầu chính phủ của một quốc gia tự cho mình là một người bạn tuyệt vời của Ukraine không muốn đến Kyiv gây khó chịu và bực bội cho chúng tôi".

Ukraine mỉa mai Thủ tướng Đức đã không chịu đến Kyiv lại còn câu giờ giao xe tăng

Anh Tú (theo Everning Standard) | 21/05/2022, 15:06

Đại sứ Ukraine nói: “Việc người đứng đầu chính phủ của một quốc gia tự cho mình là một người bạn tuyệt vời của Ukraine không muốn đến Kyiv gây khó chịu và bực bội cho chúng tôi".

Vào 20.5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị đại sứ Ukraine tại Berlin nặng lời chê trách vì không đến thăm Kyiv và không chịu gửi xe tăng đến Ukraine để chống lại Nga.

Đại sứ Andriy Melnyk đã nói toạc với nhà lãnh đạo Đức vì "duy lý hoàn hảo" và ngụ ý rằng ông "đang chờ một lệnh ngừng bắn" thay vì đưa ra "quyết định can đảm" là gửi vũ khí hạng nặng cho quân đội Ukraine sử dụng.

Theo Everning Standard của Anh, trong một động thái rất bất thường đối với một nhà ngoại giao hàng đầu, ông Melnyk đã chỉ trích nặng nề ông Scholz vì đã không đến thăm thủ đô của Ukraine để thể hiện tình đoàn kết đối với quốc gia của mình.

Khi được hỏi trên kênh RND liệu Đức có đang câu giờ trong việc chuyển giao vũ khí hạng nặng như xe tăng cho Ukraine hay không, ông nói: “Trông đúng như thế đó. Người ta có thể có để ý về việc chờ đợi một lệnh ngừng bắn. Khi đó áp lực từ Đức sẽ không còn nữa và không còn cần đến những quyết định can đảm nữa. Đó là một logic hoàn hảo sẽ khiến mọi người phải nôn nao".

Ông Melnyk nói thêm: “Chúng tôi có ấn tượng rằng Thủ tướng không muốn chuyển giao. Chỉ có bảy pháo tự hành, nhưng không có xe tăng Gepard cho chúng tôi và cả Leopard 1 hay Marder cũng không luôn".

Khi được hỏi liệu việc ông Scholz miễn cưỡng tới Kyiv có thể liên quan đến việc chậm cung cấp vũ khí hạng nặng hay không, ông Melnyk giải thích: “Tôi nghĩ vậy. Đây có lẽ là một trong những lý do thực sự khiến Thủ tướng không thực hiện chuyến đi này. Bởi vì ông ấy dường như vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện quyết định lịch sử chuyển giao vũ khí hạng nặng, mặc dù Quốc hội Đức đã đã thông qua chuyệ này được ba tuần”.

Nói một cách rõ ràng, ông Melnyk cũng nói với Kyiv về sự tức giận rằng ông Scholz vẫn chưa đến thăm thủ đô Ukraine, không giống như Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhà lãnh đạo phương Tây khác.

Đại sứ Ukraine nói: “Việc người đứng đầu chính phủ của một quốc gia tự cho mình là một người bạn tuyệt vời của Ukraine không muốn đến Kyiv gây khó chịu và bực bội cho chúng tôi. Nhưng sự miễn cưỡng khó hiểu này cũng là một tín hiệu nhất định, và có điều gì sai sai ở đây".

Với dụng ý gây áp lực cho ông Scholz rằng chuyến đi Kyiv không nên chỉ là một buổi chụp ảnh mang tính biểu tượng, Đại sứ Ukraine nói thêm: “Rất nhiều nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ đã đến thăm chúng tôi, và các quyết định về cách thức giúp đỡ Ukraine đã được công bố tại mỗi chuyến thăm. Tôi vẫn không thể hiểu được sự miễn cưỡng của Thủ tướng”.

Tuy nhiên, ông Scholz đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng Đức đã không thể hiện vai trò dẫn dắt trong các nỗ lực của phương Tây nhằm cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine để đẩy lùi cuộc tiến quân của Nga, đồng thời nói rằng ông muốn thận trọng hơn là đưa ra quyết định vội vàng.

Vào cuối tháng 4, Đức đã thông qua việc giao xe tăng phòng không “Gepard” cho Ukraine và chỉ vài ngày trước, Bộ Quốc phòng ở Berlin cho biết họ sẽ trao cho Czech 15 xe tăng Leopard 2 như một phần của chương trình “trao đổi xoay vòng” để giúp đỡ các nước chuyển kho vũ khí từ thời Liên Xô của họ cho Ukraine.

Một trong lý do khiến Thủ tướng Đức chưa chịu tới Kyiv là cho đến nay Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier vẫn chưa được người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky mời đến thăm.

Chính phủ Ukraine tháng trước đã khiến Berlin xấu hổ khi tuyên bố rằng Steinmeier, người dự định đến thăm Zelensky cùng với các tổng thống của Ba Lan và ba quốc gia Baltic, không được chào đón ở Kyiv - một sự sỉ nhục đối với nguyên thủ Đức đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức ở nước Đức.

Cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn vào 2.5 khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng việc Steinmeier bị hắt hủi "cản đường" ông đi thăm Kyiv. Scholz chỉ ra rằng Steinmeier – nguyên thủ quốc gia Đức, dù chủ yếu là chức vụ nghi lễ - là người mà Zelensky cần gặp trước khi Thủ tướng Đức có thể tới Ukraine.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine mỉa mai Thủ tướng Đức đã không chịu đến Kyiv lại còn câu giờ giao xe tăng