Công ty mẹ của Uniqlo, Fast Retailing là một trong số nhiều công ty may mặc Nhật Bản dịch chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc đến Đông Nam Á nhằm tiết kiệm chi phí nhân công.

Uniqlo và Onward gia tăng sản xuất ở Đông Nam Á

Anh Đủ | 11/09/2018, 12:36

Công ty mẹ của Uniqlo, Fast Retailing là một trong số nhiều công ty may mặc Nhật Bản dịch chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc đến Đông Nam Á nhằm tiết kiệm chi phí nhân công.

Fast Retailing có kế hoạch mở một nhà máy ở Indonesia vào đầu tháng 11 với sự hợp tác của các đối tác như Tập đoàn Công nghiệp Toray. Nhà máy này sẽ sử dụng các vật liệu được sản xuất tại Indonesia, và không tiếp tục quy trình thực tiễn thông thường nhập khẩu từ Trung Quốc nữa, vì công ty có kế hoạch thiết lập các hoạt động sản xuất khép kín từ ​​đầu đến cuối trong khu vực.

60% các nhà máy sản xuất chính của Uniqlo được đặt tại Trung Quốc, nhưng công ty cũng đang gia tăng các nhà máy ở Việt Nam và Indonesia. Những ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đối với các nhà đầu tư.

Onward Holdings đã thành lập văn phòng tại Campuchia để tăng cường hoạt động sản xuất ở đó. Khoảng 60% các nhà sản xuất gia công của Onward nằm ở Trung Quốc, trong khi ở các quốc gia Đông Nam Á chỉ chiếm dưới 10%.

Khi đánh giá mạng lưới logistics và chi phí nhân công, chủ tịch của công ty Michinobu Yasumoto tuyên bố “Chúng tôi sẽ phân bố hoạt động sản xuất ở Campuchia nhiều hơn ở Trung Quốc”.

Công ty quần áo Adastria gần đây đã bắt đầu làm mọi thứ từ sợi chỉ đến sản phẩm cuối cùng tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Công ty sản xuất khoảng 80% sản phẩm của mình ở Trung Quốc nhưng có kế hoạch nâng tỷ lệ sản xuất tại Đông Nam Á lên khoảng 30% trong 2-3 năm.

Một số công ty cũng đang xem xét việc tăng cường sản xuất ở châu Phi, nơi mà chi phí lao động thấp giúp mang lại lợi thế cho châu lục này trong việc trở thành trung tâm sản xuất để cung cấp cho châu Âu và Mỹ. Stripe International cũng đã có các cơ sở sản xuất ở Ethiopia. Fast Retailing cũng đang cân nhắc đầu tư tại đây.

Theo Hiệp hội sợi hóa học Nhật Bản, Trung Quốc chiếm 34% tương đương 158,2 tỷ đô la xuất khẩu hàng may mặc của các nền kinh tế quan trọng trên toàn thế giới trong năm 2016. Nền kinh tế lớn nhất châu Á hiện vẫn là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất, Bangladesh đứng thứ hai với 6% và Việt Nam chiếm 5%. Nhưng thị phần của Trung Quốc đã giảm 5 điểm phần trăm từ năm 2013. Xuất khẩu Đông Nam Á cũng đã tăng lên.

Các công ty sẽ vẫn tiếp tục duy trì sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao ở Trung Quốc trong khi dịch chuyển các công việc đơn giản hơn đến Đông Nam Á và Châu Phi. Onward lên kế hoạch sắp tới mở một cơ sở may mặc theo đơn đặt hàng vào mùa xuân tới ở Đại Liên, Trung Quốc.

Start Today, công tybán lẻ thời trang trực tuyến Nhật Bản với nhãn hàng riêng Zozo đã bắt đầu triển khai dịch vụ may đo theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc vào tháng Bảy này. Công ty đã phải nỗ lực để duy trì đủ đơn đặt hàng, làm chậm đáng kể việc giao hàng.

NgânGiang(theo Nikkei)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uniqlo và Onward gia tăng sản xuất ở Đông Nam Á