Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ con người trước biến thể Ấn Độ.

Vắc xin AstraZeneca hiệu quả với hai biến thể virus ở Ấn Độ

Đan Thuỳ | 23/06/2021, 08:41

Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ con người trước biến thể Ấn Độ.

Hôm 22.6, hãng dược AstraZeneca trích dẫn nghiên cứu mới nhất từ nhóm chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) cho biết vắc xin COVID-19 AstraZeneca có hiệu quả trước biến thể Delta và Kappa từ Ấn Độ.

Nghiên cứu cho thấy khả năng vô hiệu hóa biến thể Delta và Kappa của các kháng thể đo được trong máu của những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 và những người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca. Kết quả cho thấy vắc xin này hoàn toàn có hiệu quả trước hai biến thể từ Ấn Độ.

p7kp557ge5pjfncro2h6lyugea.jpg

Một nghiên cứu của Public Health England (Tổ chức Y tế Công cộng Anh) cho thấy vắc xin Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) có hiệu quả 88% với bệnh COVID-19 có triệu chứng từ biến thể Delta hai tuần sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin này có hiệu quả đến 93% với chủng Alpha, biến thể thống trị của Anh.

Do hãng dược Pfizer (Mỹ) cùng đối tác BioNTech (Đức) phát triển, đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào ngày 11.12.2020. Giống sản phẩm của Moderna, vắc xin này sử dụng công nghệ RNA thông tin cải tiến để đưa vào cơ thể protein đột biến trên bề mặt của SARS-CoV-2.

Trong khi hai liều vắc xin AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) có hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 từ biến thể Delta là 60%, so với 66% với biến thể Alpha, theo Public Health England.

Nhà nghiên cứu đứng đầu WHO cho biết biến thể Delta đang trở thành biến chủng lây lan nhiều nhất trên toàn thế giới.

Ngoài ra, Đại học Oxford cũng cho biết họ đang nghiên cứu thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin trong điều trị COVID-19. Được biết Ivermectin có khả năng giảm sự nhân lên của vi rút, đồng thời việc dùng thuốc sớm có thể giảm tải lượng vi rút, giảm các triệu chứng ở một số bệnh nhân COVID-19.

Song một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The month of january lại chứng minh rằng kháng sinh azithromycin và doxycyline không có hiệu quả trong việc điều trị COVID-19 ở giai đoạn đầu.

anh-chup-man-hinh-2021-06-23-luc-08.20.48.png
Thuốc Ivermectin - Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo không sử dụng Ivermectin ở bệnh nhân COVID-19. “Bằng cách đưa Ivermectin vào một thử nghiệm quy mô lớn, hy vọng sẽ tìm ra lợi ích hay tác hại của liệu pháp này khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19”, điều tra viên Chris Butler nói.

Oxford cho biết Ivermectin là phương pháp điều trị thứ 7 được nghiên cứu và nó đang được đánh giá cùng với thuốc kháng Favipiravir.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin AstraZeneca hiệu quả với hai biến thể virus ở Ấn Độ