Tôi đã có hàng chục năm gắn bó với cây cà phê, đắm đuối với nó và trăn trở với cây cà phê, ngành cà phê và người dân trồng, chế biến, kinh doanh cà phê.

Vài suy nghĩ về cà phê Việt Nam

TS Nguyễn Văn Lạng | 04/12/2020, 12:30

Tôi đã có hàng chục năm gắn bó với cây cà phê, đắm đuối với nó và trăn trở với cây cà phê, ngành cà phê và người dân trồng, chế biến, kinh doanh cà phê.

Tôi đã nhiều lần làm trưởng đoàn Việt Nam đi dự ICO (International coffee Ogranization), ở cương vị lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk - tỉnh nhiều cà phê nhất nước. Đưa công nghệ ghép chồi cà phê của Viện cà phê Brazil cho tái canh, trẻ hoá cây cà phê, góp phần đưa công nghệ kết nối giao dịch và xây dựng Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam, xây dựng Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột và khởi xướng Lễ hội cà phê - Coffee Fetival Buôn Ma Thuột 2005..., cố vấn, tư vấn cho nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam.

Theo những gì mà ICO, VICOFA (Việt Nam Coffee cocao Assisiation), đưa ra và tôi biết thì: Thế giới có các vùng địa lý trong đai 23,5 độ vĩ bắc tới 23,5 độ vĩ nam của quả địa cầu là vùng nhiệt đới, khí hậu, thời tiết và thổ những phù hợp cho phân bố của cây cà phê. Thế giới có 3 vùng trồng sản xuất cà phê nhân: châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Hằng năm, thế giới sản xuất ra 150 tới 170 triệu bao cà phê nhân - thức uống cho hàng tỷ người hằng ngày. Và các quốc gia vùng châu Âu, châu Mỹ lại là các quốc gia nhập khẩu, chế biến ra loại thức uống với thu nhập chiếm trên 80% doanh thu toàn ngành cà phê thế giới với các tên tuổi lớn như Starbuck, Netsle... Nước ta có Trung Nguyên, VinaCafe, An Thái...

Lịch sử loài người từ khi các nô lệ chăn dê phát hiện cây cà phê tại Ethiopia từ năm 1671 tới nay, người ta đã trải qua bao nhiêu cách chế biến, uống cà phê... Có thể quy ra ba thế hệ gọi theo công nghệ chế biến, chế tác thức uống này:

  1. Thế hệ 1: Cà phê phin (cả nấu, đun nấu thủ công...)

  2. Thế hệ 2: Cà phê hoà tan (2, 3, 4… trong 1)

  3. Thế hệ 3: Cà phê viên (theo gu sở thích cá nhân, quốc gia).

Với Việt Nam, cà phê được các nhà truyền giáo đưa vào từ 1887 tới nay. Mãi tới những năm 90 của thế kỷ 20 thì diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam mới bùng phát với quy mô lớn, nhất là vùng Tây Nguyên. Đến nay nước ta đã có diện tích trên dưới 600.000 hecta (năm 1990 nước ta có khoảng 6000 -7000 ha cà phê) tập trung chính trên 90% ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Với sản lượng 17 triệu bao (1 bao 60 kg) và kim ngạch xuất khẩu 2.5-3,5 tỷ USD/ năm, cà phê nhiều năm qua luôn nằm trong top nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 10%-15% GDP nông sản... Thật là ấn tượng vì tốc độ phát triển, quy mô ngành hàng và chất lượng cà phê Việt Nam trên thế giới. Đến nay trên bản đồ cà phê thế giới, nước ta đứng thứ 2 chỉ sau Brazil. Riêng cà phê Robusta thì Việt Nam đứng đầu thế giới.

Rất tiếc là ngành cà phê vẫn còn nhiều dư địa phát triển nhưng chưa được chú ý đúng mức. Vì chúng ta chưa quản lý, quản trị tốt vùng trồng, quy hoạch phát triển; chưa chú ý tới chất lượng cà phê, chưa thành công cho chương trình tái canh cà phê của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn; chưa có Viện nghiên cứu chuyên cho cây cà phê; thu hoạch sơ chế còn sơ sài nên phẩm cấp cà phê Việt Nam còn thấp khó bán; khâu chế biên sâu, tinh chế như rang xay, cà phê hoà tan, cà phê viên, cà phê trái cây, các thức uống, thực phẩm có hương vị cà phê còn quá nhỏ lẻ manh mún... Do vậy, kim ngạch xuất khẩu và doanh số ngành này còn dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa nước ta chỉ khoảng 160 - 170 nghìn tấn cà phê nhân/năm =10% sản lượng sản xuất hằng năm.

Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, các địa phương có sản lượng lớn cà phê cũng đã lên kế hoạch dài hạn, chiến lược và tầm nhìn cho ngành cà phê tới 2030 với kỳ vọng 6 tỷ USD/ năm. Nhưng tôi vẫn chưa an tâm. Vì các giải pháp, chủ trương vẫn không tương thích, không sát với thực tế của tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập... Ngành cà phê vẫn dậm chân tại chỗ, chưa nghiên cứu thật sâu, khoa học vào từng vị trí trong chuỗi giá trị của cây cà phê, để đưa ra các quyết sách cho nó phù hợp, đột phá, tạo động lực cho tăng trưởng giá trị của cây cà phê. Thí dụ khâu thu hoạch, rang xay, chế biến sâu, đặc biệt là quảng bá, làm thị trường cho sản phẩm này. Vai trò của doanh nghiệp, của quản lý nhà nước và các tổ chức, kể cả phi chính phủ chưa thật sự phát huy mà dường như đang phó mặc cho nông dân và địa phương. Ngành cà phê đang đứng trước nguy cơ tụt hậu và suy giảm cả về diện tích, năng suất, sản lượng, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vài suy nghĩ về cà phê Việt Nam