Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, thực hiện Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp là một bước chuyển quan trọng trong sản xuất lúa của nước ta.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Vai trò của khuyến nông cộng đồng trong đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Văn Kim Khanh 20/04/2024 21:34

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, thực hiện Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp là một bước chuyển quan trọng trong sản xuất lúa của nước ta.

kncd-9.jpg
Khách tham quan mô hình trồng lúa nước ở Hậu Giang - Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo GS.TS Võ Tòng Xuân, thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu hecta lúa) chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề về nông nghiệp tại ĐBSCL và cả nước. Trong hướng đi sắp tới, sản xuất lúa gạo phải theo tiêu chuẩn của thế giới, an toàn, chất lượng cao, giảm phát thải.

Đề án của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) được Chính phủ phê duyệt, đã công bố; được Ngân hàng Thế giới và Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) ủng hộ. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vấn đề hiện nay là ai sẽ đảm nhiệm vai trò tiên phong trong thực hiện đề án ở các địa phương?

kncd-3.jpg
Trình diễn thiết bị bay phục vụ nông nghiệp tại Hậu Giang 12.2023 - Ảnh: V.K.K

Cách nay hơn 1 tháng, vào ngày 15.3, tại TP.Trà Vinh, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo “Vai trò của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong Đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp”.

Tại hội thảo này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết: “Hiện nay có hơn 20 tỉnh đã có Trung tâm khuyến nông, khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) và đang hoạt động rất hiệu quả. Đây là lực lượng rất sát với cơ sở. KNCĐ sắp tới còn tham gia vào tư vấn xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, thông tin thị trường và các nhiệm vụ địa phương giao, đây là cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp ở cơ sở”.

kndc-5.jpg
Khách tham quan đồng lúa ST 25 của Sóc Trăng - Ảnh: L.X.C

Tại Hội thảo đã thông qua các báo cáo tham luận về: Vai trò của khuyến nông, KNCĐ trong Đề án 1 triệu hecta lúa của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; báo cáo tham luận của các địa phương: tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, An Giang; báo cáo tham luận của các đơn vị đối tác về công tác phối hợp với hệ thống khuyến nông để triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa.

ck-3(1).jpg
Canh tác theo Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lương cao, giảm phát thải thấp - Ảnh: C.K

Đề án 1 triệu hecta lúa được triển khai tại 12 tỉnh ĐBSCL (trừ tỉnh Bến Tre), chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm 2024 - 2025) tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000ha. Giai đoạn 2 (năm 2026 - 2030) xác định rõ vùng trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới, chủ yếu đầu tư cho những vùng diện tích mới trên cơ sở hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay 13 tỉnh ĐBSCL có 846 tổ KNCĐ với 7.829 thành viên. Vai trò của KNCĐ trong triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp là: Truyền thông nâng cao nhận thức; tham gia MRV (giám sát, kiếm tra, báo cáo phát thải ) hợp tác xã, nông hộ, thực hiện cập nhật cấp cơ sở; chuyển giao công nghệ sản xuất lúa chất lượng, giảm phát thải (thông qua tập huấn); tham gia tổ chức sản xuất lúa gạo - hỗ trợ hợp tác xã (đó là bốn nhóm nhiệm vụ chính của KNCĐ).

kncd-7.jpg
Trong tương lai rơm rạ cũng phải xử lý theo quy trình - Ảnh: Văn Kim Khanh

Thực hiện đề án trên, Bộ NN-PTNT xác định chủ thể tham gia là hợp tác xã và lực lượng khuyến nông. Trong đó, lực lượng KNCĐ đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.

kn-2.jpg
Hội thảo về khuyến nông trong thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa - Ảnh: C.K

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ NN-PTNT, để thực hiện thành công đề án đòi hỏi cần phổ biến được quy trình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp và xây dựng được chuỗi liên kết lúa gạo quy mô lớn, xuất khẩu có sự tham gia của nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Hướng tới hình thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và hình thành được hệ sinh thái các tác nhân tham gia và những chính sách đầu tư, hỗ trợ cho ngành hàng lúa gạo phát thải thấp…

kncd-1.jpg
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam - Ảnh: C.K

Từ các yêu cầu đó, đòi hỏi cần thực hiện các công tác đào đạo, tập huấn để nâng cao năng lực cho các đối tượng tham gia đề án (như nông dân, cán bộ quản lý hợp tác xã, các thành viên hợp tác xã, cán bộ quản lý nông nghiệp địa phương, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp…).

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, theo kế hoạch, tới đây có 1.020.100 lượt người được nâng cao năng lực, trong đó giai đoạn 2024-2025 có 207.780 lượt người, giai đoạn 2026-2030 có 812.320 lượt người. Qua đó, giúp các hộ dân, hợp tác xã và các đối tượng liên quan tham gia trong chuỗi ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải bảo đảm đủ điều kiện, năng lực tham gia triển khai hiệu quả đề án… Trước mắt, yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát lại lực lượng khuyến nông cộng đồng trên địa bàn để kiện toàn, củng cố, đảm bảo đáp ứng tốt việc thực hiện đề án trong thời gian tới.

Trình diễn thiết bị bay phục vụ nông nghiệp - Clip: Văn Kim Khanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21.11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò của khuyến nông cộng đồng trong đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao