Biến thể mới của vi rút gây COVID-19 tại Anh làm dấy lên lo ngại số vắc xin phát triển thời gian qua không còn hiệu quả.

Vi rút phải tiến hóa thời gian dài mới khiến vắc xin vô hiệu

Cẩm Bình | 22/12/2020, 16:02

Biến thể mới của vi rút gây COVID-19 tại Anh làm dấy lên lo ngại số vắc xin phát triển thời gian qua không còn hiệu quả.

Nhà sinh vật học Jesse Bloom thuộc Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) xem đây là một cảnh báo thực sự cần chú ý: “Chắc chắn những biến thể sẽ lan rộng. Cộng đồng khoa học phải theo dõi và xác định rõ đặc tính của chúng”.

Tờ The New York Times cho biết biến thể tại Anh có khoảng 20 đột biến – vài đột biến ảnh hưởng đến cách vi rút bám lên tế bào. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Muge Cevik thuộc đại học St. Andrews (Scotland) đánh giá đột biến có thể cho phép biến thể nhân đôi và truyền bệnh hiệu quả hơn, nhưng không loại trừ khả năng hành vi con người làm tăng mức độ lây lan dịch bệnh thay vì do vi rút biến đổi. Các nhà khoa học tại Nam Phi - nơi phát hiện biến thể tương tự - chia sẻ quan điểm này.

Theo nhà sinh vật học Bloom: “Mọi người không nên lo ngại sẽ xuất hiện một biến thể khủng khiếp vô hiệu hóa mọi cơ chế miễn dịch lẫn kháng thể. Đó là quá trình diễn ra nhiều năm, tập hợp nhiều đột biến chứ chẳng thể nhanh chóng như bật tắt công tắc được”.

1292136954.jpg
Anh phát hiện biến thể của vi rút gây COVID-19 không lâu sau khi triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin - Ảnh: Evening Standard

Nguy cơ dài hạn

Vi rút tiến hóa và tạo ra biến thể không phải chuyện bất thường. Giới khoa học phát hiện ít nhất 3 lần vi rút gây COVID-19 đột biến ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm của kháng thể: trên chồn Đan Mạch, trên người mắc bệnh tại Anh, ở một bệnh nhân bị ức chế miễn dịch ít nhạy cảm với huyết tương từ người khỏi bệnh trước.

Tiến sĩ Deepti Gurdasani thuộc đại học Queen Mary (Anh) cho biết ban đầu các nhà khoa học nghĩ rằng vi rút gây COVID-19 đã ổn định và khó thoát khỏi phản ứng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Nhưng diễn biến mới nhất chứng tỏ vi rút vẫn có thể đột biến.

“Với sức ép chọn lọc tự nhiên tăng cộng thêm chương trình tiêm chủng rộng rãi, những biến thể dạng này sẽ trở nên phổ biến”, tiến sĩ Gurdasani tỏ ý lo lắng. Tiêm chủng rộng rãi của con người buộc vi rút thích nghi bằng cách đột biến để cho ra đời biến thể né tránh hoặc khắc chế thành công phản ứng miễn dịch.

Chuyên gia dịch tễ Emma Hodcroft thuộc đại học Bern (Thụy Sĩ) tin rằng kịch bản vi rút gây COVID-19 tạo ra biến thể nguy hiểm trước mắt chưa thành hiện thực, thế giới chỉ cần lo ngại về nguy cơ dài hạn. Vi rút cúm mùa cần 5 -7 năm để tập hợp đủ đột biến, hình thành biến thể đánh lừa miễn dịch ở người.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vi rút phải tiến hóa thời gian dài mới khiến vắc xin vô hiệu