Trang Popular Science dẫn lời giới chuyên gia lý giải vì sao ngày nay cuộc đua lên Mặt trăng lại bùng lên lần nữa.

Vì sao các quốc gia chạy đua lên Mặt trăng?

Cẩm Bình | 22/08/2023, 08:20

Trang Popular Science dẫn lời giới chuyên gia lý giải vì sao ngày nay cuộc đua lên Mặt trăng lại bùng lên lần nữa.

Ngày 6.12.1968, TIME xuất bản tạp chí với trang bìa đầy tính ẩn dụ: hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Mỹ chạy nước rút tới Mặt trăng.

Cuộc đua vào không gian trên thực tế bắt đầu từ trước đó một thập kỷ, khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Chưa đầy một năm sau khi TIME phát hành trang bìa đặc biệt, các phi hành gia trong nhiệm vụ Apollo 11 của Mỹ hạ cánh trên Mặt trăng vào ngày 20.7.1969. Sự phấn khích nhanh chóng qua đi. Những người cuối cùng đặt chân lên Mặt trăng là phi hành đoàn tàu Apollo 17 năm 1972. Cho tới nay, chưa có ai quay trở lại Mặt trăng.

vimoon.jpg

Nhưng tình hình đang thay đổi. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cam kết đưa phi hành gia quay lại Mặt trăng vào năm 2025 như một phần của chương trình Artemis. Trung Quốc dự định đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030. Nga có sứ mệnh chinh phục Mặt trăng sau 47 năm mang tên Luna-25. Ấn Độ hy vọng sẽ thành công đưa tàu đổ bộ Chandrayaan-3 hạ cánh an toàn lên Mặt trăng vào ngày 23.8.

Cathleen Lewis, người phụ trách Bảo tàng Hàng không - Vũ trụ quốc gia Smithsonian (Mỹ) so sánh tình hình hiện tại với cơn sốt tìm vàng, hay nói đúng hơn là cơn sốt tìm nước đóng băng. Năm 2018, giới khoa học phát hiện nước đóng băng ở vùng cực Mặt trăng. Mỹ, Trung, Nga, Ấn đều đang nhắm vào các khu vực tại cực nam. Nước có thể được dùng để chế tạo nhiên liệu tên lửa hoặc tiến hành sản xuất ngay trên Mặt trăng, trong khi vận chuyển nước từ Trái đất lên vô cùng tốn kém.

Theo bà Lewis, các cơ quan vũ trụ vẫn chưa hoàn toàn tìm ra cách hay công nghệ sử dụng nước đóng băng, nhưng ai cũng muốn tìm đến vì biết sẽ tìm thấy nước.

Và cuộc đua không chỉ vì nước. Bà Lewis còn chỉ ra cơ sở công nghệ thúc đẩy cuộc đua hiện tại hoàn toàn khác với giữa thế kỷ 20. Thời điểm đó Liên Xô và Mỹ thi nhau phát triển công nghệ để lên Mặt trăng lần đầu tiên. Đội ngũ cố vấn của Tổng thống John F.Kennedy thuyết phục ông rằng cuộc đua quyết định chiến thắng về công nghệ. Phía Liên Xô cũng cố gắng tối đa.

Ngày nay nhiều quốc gia và công ty tư nhân có năng lực công nghệ để đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng. Vũ trụ giờ đây đông đúc hơn với loạt vệ tinh phục vụ cho nhiều mục đích dưới mặt đất.

Mục tiêu không còn là đạt được sự vượt trội về công nghệ nữa mà là gấp rút tiếp thu các công nghệ hiện có nhằm đạt được sự độc lập và thịnh vượng về kinh tế, theo bà Lewis. Như vậy loạt chương trình Mặt trăng hiện tại tập trung phục vụ kinh tế thay vì đóng vai trò “cuộc đua ủy nhiệm” cho cạnh tranh Liên Xô - Mỹ như trước.

Nguy cơ xung đột

Cơn sốt tìm vàng huyền thoại (1848 - 1855) dẫn đến xung đột tranh giành kim loại quý giá này. Khi trên Mặt trăng có nhiều sự hiện diện, nguy cơ xung đột cũng sẽ tăng lên.

Hiệp ước Vũ trụ năm 1967 cấm các quốc gia đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với thiên thể, nhưng cho phép sử dụng tài nguyên trên đó. Chưa rõ các quốc gia có được phép khai tác tài nguyên trên thiên thể để bán kiếm lời tại Trái đất hay không.

Hiện tại vẫn còn thời gian để tìm câu trả lời khi cuộc đua đang chậm lại. nhiệm vụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ năm 2019 hay nhiệm vụ Luna-25 mới đây của Nga đều không thành công.

Bài liên quan
Các phương án xây dựng khả thi trên Mặt trăng
Trang Quang Minh nhật báo dẫn lời Phó chủ nhiệm Trung tâm Đổi mới công nghệ xây dựng kỹ thuật số quốc gia Trung Quốc Chu Thành giới thiệu các phương án xây dựng khả thi mà nhân loại có thể triển khai trên Mặt trăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 3 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 80.000 tỉ đồng và đạt tỷ lệ hơn 13,7%, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các quốc gia chạy đua lên Mặt trăng?