Đạn pháo 155mm là thứ đạn dược mà Ukraine kêu gọi viện trợ nhiều nhất.

Vì sao đạn pháo 155mm quan trọng với Ukraine?

Cẩm Bình | 24/04/2023, 13:10

Đạn pháo 155mm là thứ đạn dược mà Ukraine kêu gọi viện trợ nhiều nhất.

Tính đến nay Mỹ đã cung cấp hơn 1,5 triệu quả đạn pháo, nhưng Kyiv vẫn cần nhiều hơn nữa.

Đạn pháo 155mm

Loại đạn này về cơ bản gồm 4 thành phần chính: ngòi nổ, thân đạn, thuốc phóng và mồi.

Mỗi quả dài khoảng 60cm, nặng 45kg, được dùng cho hệ thống lựu pháo đặt góc nghiêng theo nhiều cách: được nhồi bằng vật liệu nổ mạnh, sử dụng hệ thống dẫn đường chính xác, bắn xuyên giáp hoặc bắn phân mảnh.

Các biến thể trước đây còn gắn đạn khói nhằm che giấu hoạt động hoặc gắn pháo sáng để làm lộ vị trí kẻ địch.

Nhà phân tích Ryan Brobst (Tổ chức Phòng thủ dân chủ) cho biết: “Đạn 155mm cùng các loại đạn 152mm thời Liên Xô sở dĩ phổ biến là vì chúng đảm bảo cân bằng tốt nhất giữa kích thước đầu đạn với tầm bắn. Nếu quá nhỏ đạn không gây đủ sát thương được. Nếu quá lớn thì không thể bắn xa. Loại đạn này vừa đúng nên được dùng rộng rãi”.

Nhà sử học Keri Pleasant (Bộ chỉ huy đạn dược liên quân Mỹ) giới thiệu người Pháp phát minh ra đạn pháo 155mm để đối phó hình thức tác chiến chiến hào trong Thế chiến thứ nhất. Thời điểm đó quân Đồng minh sử dụng pháo khổ nòng 155mm rất nhiều, sau này quân đội Mỹ chọn đây làm tiêu chuẩn pháo hạng nặng của mình.

Đến Thế chiến thứ 2, quân đội Mỹ tung ra phiên bản đạn pháo riêng tên M1. Sau chiến tranh thì pháo nòng 155mm trở thành tiêu chuẩn của pháo binh NATO.

Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, loại đạn này lại được sửa đổi với biến thể đạn chùm. Mỗi quả chứa 88 đạn nhỏ phân tán trên một khu vực rộng lớn gây thiệt hại cho phương tiện, thiết bị cùng binh sĩ kẻ địch.

vi5.jpg

Ukraine dùng đạn pháo 155mm như thế nào?

Lựu pháo có thể tấn công mục tiêu cách xa 24 - 32km tùy thuộc loại đạn và hệ thống bắn. Theo nhà phân tích Brobst: “Đối thủ không có nhiều cảnh báo về việc đạn bay đến, và cũng khó ẩn nấp hơn vì đạn tiếp cận từ phía trên. Điều này khiến đạn có tính sát thương cao”.

Nghị sĩ Oleksandra Ustinova từng tuyên bố Ukraine bắn khoảng 6.000 - 8.000 quả pháo 155mm mỗi ngày, nhưng chẳng thấm vào đâu so với khoảng 40.000 quả bắn từ phía quân Nga.

Trước đó Lầu Năm Góc luôn công khai số lượng đạn dược cung cấp trong từng gói viện trợ cho Ukraine, nhưng từ tháng 2 họ không làm vậy nữa.

Lầu Năm Góc tuyên bố từ lúc cuộc chiến nổ ra cho đến nay đã cung cấp 160 khẩu pháo nòng 155mm, hơn 1,5 triệu quả đạn 155mm, hơn 6.500 quả đạn 155mm dẫn đường chính xác và hơn 14.000 quả đạn 155mm dùng kết hợp mìn diệt tăng.

Các nước khác cũng viện trợ pháo, nhưng Kyiv không ngừng đòi hỏi thêm. Tính đến năm ngoái, giới Ukraine đề nghị viện trợ đến 1.000 hệ thống lựu pháo để đẩy lùi lực lượng Nga.

Đợt phản công mùa xuân

Nghị sĩ Yehor Cherniev tuyên bố khi triển khai đợt phản công mùa xuân, Ukraine cần bắn đến 7.000 - 9.000 quả đạn pháo 155mm mỗi ngày.

Thời gian gần đây chính quyền Tổng thống Joe Biden dùng đặc quyền để trực tiếp lấy đạn từ kho dự trữ quân sự Mỹ viện trợ Ukraine thay vì phải chờ công ty quốc phòng giao hàng. Họ cũng tổ chức huấn luyện binh sĩ Ukraine cách sử dụng thông tin nhắm mục tiêu gửi về từ tiền phương giúp tối đa hóa sát thương cũng như tránh lãng phí đạn pháo 155mm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
2 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao đạn pháo 155mm quan trọng với Ukraine?