Mỹ có thể không cần vắc xin COVID-19 của AstraZeneca ngay cả khi nó được phê duyệt theo quy định của nước này, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu quốc gia, nói với Reuters hôm 1.4.

Vì sao Mỹ có thể không cần vắc xin AstraZeneca?

Nhân Hoàng | 02/04/2021, 07:01

Mỹ có thể không cần vắc xin COVID-19 của AstraZeneca ngay cả khi nó được phê duyệt theo quy định của nước này, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu quốc gia, nói với Reuters hôm 1.4.

Từng được ca ngợi là cột mốc quan trọng khác trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, vắc xin AstraZeneca đã bị đặt ra nhiều câu hỏi kể từ cuối năm ngoái dù được hàng chục quốc gia, không bao gồm Mỹ, cho phép sử dụng.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, đồng thời là cố vấn y tế chính của Nhà Trắng, nói Mỹ có đủ hợp đồng với các nhà sản xuất vắc xin khác để tiêm chủng cho toàn bộ người dân và có thể đủ để tiêm nhắc lại vào mùa thu.

Khi được hỏi liệu Mỹ có sử dụng vắc xin AstraZeneca hay không, Tiến sĩ Anthony Fauci nói: “Điều đó vẫn đang được thông báo. Cảm giác chung của tôi là với các mối quan hệ hợp đồng mà chúng tôi có với một số công ty, chúng tôi sẽ có đủ vắc xin để đáp ứng mọi nhu cầu của mình mà không cần nhờ đến AstraZeneca”.

Cuối năm ngoái, hãng dược AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) và Đại học Oxford đã công bố dữ liệu từ một thử nghiệm trước đó với hai kết quả đo hiệu quả khác nhau do sai số liều lượng. Sau đó, vào tháng 3.2021, hơn 10 quốc gia đã tạm thời đình chỉ việc sử dụng vắc xin AstraZeneca sau báo cáo cho rằng nó có liên quan đến một chứng rối loạn đông máu hiếm gặp.

my-khong-can-vac-xin-astrazenecaasa.jpg
Tiến sĩ Anthony Fauci: Mỹ có thể không cần vắc xin AstraZeneca

Cũng trong tháng 3.2021, một cơ quan y tế Mỹ cho biết dữ liệu từ AstraZeneca đã đưa ra bức tranh không đầy đủ về hiệu quả của vắc xin này.

Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết toàn bộ vấn đề là lỗi thực sự đáng tiếc.

Ông nói trên ABC News: “Đây rất có thể là một loại vắc xin rất tốt và loại này không có vấn đề gì nhưng thực sự gây ra một số nghi ngờ về vắc xin và có thể góp phần gây ra sự do dự. Dữ liệu thực sự khá tốt nhưng khi họ đưa vắc xin vào thông cáo báo chí, nó không hoàn toàn chính xác. Về cơ bản, chúng tôi phải tiếp tục cố gắng hết sức có thể để mọi người hiểu rằng có các biện pháp bảo vệ tại chỗ”.

Vài ngày sau, AstraZeneca công bố kết quả cho thấy hiệu quả giảm dần dù vẫn còn mạnh.

Stephen Evans, Giáo sư dược lý học tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London, nói yêu cầu cập nhật dữ liệu từ Mỹ có thể liên quan đến các kết quả đo hiệu quả từ các trường hợp mắc COVID-19 gần đây, bao gồm cả các biến thể mới nên tỷ lệ bảo vệ thấp hơn.

Các loại vắc xin khác cũng có thể cho thấy hiệu quả giảm như vậy và chúng tôi không biết bao nhiêu. Nó không khiến tôi lo ngại đặc biệt trừ khi họ phát hiện ra một vấn đề về an toàn đang được che giấu, điều này dường như không đúng với trường hợp này", Stephen Evans nói.

Vắc xin AstraZeneca được coi là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan COVID-19 trên toàn cầu vì dễ vận chuyển hơn và rẻ hơn so với các mũi tiêm khác.

Vắc xin AstraZeneca đã được cấp phép tiếp thị có điều kiện hoặc sử dụng khẩn cấp ở hơn 70 quốc gia.

Nhiều quốc gia đang dựa rất nhiều vào vắc xin AstraZeneca để chấm dứt đại dịch và một số nhà lãnh đạo đã thực hiện biện pháp để tăng cường niềm tin của công chúng vào vắc xin, bao gồm cả Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đã tiêm nó hôm 23.3.

Hôm 1.4, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier được tiêm mũi đầu tiên của vắc xin AstraZeneca, chỉ hai ngày sau khi giới chức khuyến cáo chỉ sử dụng loại vắc xin này cho những người từ 60 tuổi trở lên.

"Tôi tin tưởng các loại vắc xin được phê duyệt tại Đức. Tiêm phòng là bước quyết định trên con đường thoát khỏi đại dịch. Hãy tận dụng những cơ hội sẵn có. Hãy tham gia!", ông Steinmeier cho biết sau khi được tiêm chủng tại Bệnh viện Quân đội Berlin.

Giới chức Đức đã rất nỗ lực để củng cố niềm tin của công chúng vào vắc xin AstraZeneca. Ủy ban vắc xin STIKO của Đức đầu tuần này khuyến nghị chỉ tiêm AstraZeneca cho người từ 60 tuổi trở lên sau những lo ngại về một số trường hợp đông máu ở những người trẻ tuổi.

Trở lại Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci nói: “Nếu bạn nhìn vào những con số mà chúng tôi sẽ nhận được, số lượng mà bạn có thể nhận được từ J&J, Novavax, Moderna nếu chúng tôi ký hợp đồng thêm, có khả năng chúng tôi có thể xử lý bất kỳ liều lượng tăng cường mà chúng tôi cần, nhưng tôi không thể nói chắc chắn".

Hiện Mỹ ghi nhận 31.244.639 ca mắc COVID-19 với 566.611 người chết và 23.754.39 trường hợp phục hồi. Số ca mắc COVID-19 những ngày gần đây ở Mỹ có dấu hiệu gia tăng. Tiến sĩ Antony Fauci cho rằng tốc độ lây nhiễm không giảm có khả năng do các bang đã nới lỏng biện pháp kiểm soát phòng COVID-19 quá sớm cùng sự xuất hiện của nhiều biến chủng coronavirus mới.

Bài liên quan
AstraZeneca phản bác lo ngại của triệu người Hồi giáo Indonesia về thành phần thịt heo trong vắc xin
Hôm 21.3, AstraZeneca cho biết vắc xin COVID-19 của họ không chứa các thành phần có nguồn gốc từ thịt heo, phản bác lại khẳng định ở Indonesia rằng loại thuốc này vi phạm luật Hồi giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Mỹ có thể không cần vắc xin AstraZeneca?