Tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong đời sống nhiều người ở Hàn Quốc. Bây giờ, nó ở trung tâm tranh cãi trong lúc dịch bệnh lây lan nhanh chóng.

Vì sao người Hàn Quốc vẫn đi biểu tình trong lúc lây lan dịch bệnh?

Anh Tú | 27/02/2020, 09:06

Tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong đời sống nhiều người ở Hàn Quốc. Bây giờ, nó ở trung tâm tranh cãi trong lúc dịch bệnh lây lan nhanh chóng.

Hàn Quốc đang là nơi có số lượng nhiễm COVID-19 lớn nhất bên ngoài Trung Quốc hiện nay. Các quan chức y tế đã xác nhận cả ngàntrường hợp nhiễmvà cho đến nay, virus này đã gây tử vong 11 người. Khoảng một nửa những trường hợp đó dính líu tới Shincheonji (Tân Thiên Địa), một tổ chức được chính phủ mô tả là một giáo phái, khiến cơ quan chức năng phải ra lệnhkiểm tra y tế với tất cả 200.000 tín đồ.

Các nhà chức trách đã liên kết một vài vụ việc khác với một nhà thờ ở phía nam thành phố Busan, cũng nhưvới một nhóm người hành hương trở về từ Israel. Virus này cũng đã lây nhiễm cho một số người tại khu đô thị Nottseong ở Seoul, nơi có 80.000 tín hữu.

Trước tình hình trên, Giáo hội Công giáo hôm 26.2 đã đình chỉ tất cả các buổi tụ tập cầu nguyện tại Hàn Quốc. Các ngôi chùa Phật giáo và nhà thờ Tin lành trên khắp Hàn Quốc cũng đã ngừngcác buổi cầu nguyện. Shincheonji cũng tạm dừng hoạt động. Các động thái nhằm hạn chế hoạt động tôn giáo ở Hàn Quốc không chỉ là chuyện ở mỗi nước nàyvì tại Singapore và Hồng Kông đã đưa ra quyết định tương tự. Nhưng tại Hàn Quốc, cáctổ chức tôn giáo đã đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong việc lây lanCOVID-19 .

Giải thích về mối liên hệ giữa tôn giáo và sự bùng phát coronavirusở Hàn Quốc, bà Francis Jae-ryong Song, giáo sư xã hội học tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, đã mô tả Hàn Quốc là một quốc gia sùng đạo Kitô giáo. Bà cho biết nhiều Kitô hữu Hàn Quốc có tư duy truyền giáo và các hoạt động tôn giáo cực đoan, như tham dựcác buổi thờ phượngvà thực hiện nghi lễnhiều lần trong tuần, và việc họ không sẵn sàng kiềm chế các hoạt động đó, có thể đã dẫn đến sự lây lan trên diện rộng.

Khoảng 30% trong 50 triệu người Hàn Quốc được xác định là Kitô hữu, theo một số ước tính. Nhà thờ cũng hoạt động chính trị tại Hàn Quốc và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách của chính phủ. Tác động của các nhà truyền giáo Hàn Quốc cũng được cảm nhận mạnh mẽ ở nước ngoài: Hàn Quốc là nước gửi số lượng người truyền giáo lớn thứ hai ra nước ngoài.

Trong bối cảnh lây lan coronavirus, sự sùng đạo ở Hàn Quốc đã đóng một vai trò. Một cựu thành viên của Shincheonji nói với tờ New York Times rằng các thành viên được khuyên không sợ bệnh tật và chỉ tập trung vào việc truyền đạo cho nhiều người tin theo hơn. Bây giờ, khi virus lan rộng trong cộng đồng Shincheonji, chính quyền thành phố Seoul đã cấm tất cả các cuộc tụ tập của giáo phái ở thủ đô.

Ngay cả khi virus lây lan, và sau khi chính phủ Hàn Quốc khuyên công chúng ngưng các cuộc tụ họp đông người, một số người vẫn tiếp tục đến nhà thờ và không phải tất cả các nhà thờ ở Hàn Quốc đều chịu đóng cửa. Paul Cha, một chuyên gia về lịch sử và tôn giáo Hàn Quốc tại Đại học Hồng Kông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi nhà thờ như một nghi lễ đối với nhiều Kitô hữu Hàn Quốc. "Đây là một phần quan trọng trong đức tin và sự nhất tâm của bạn. Trừ khi bạn thực sự bị bệnh thập tử nhất sinh trên giường, bạn mới bỏ đi nhà thờ”, Cha nói. Tuy nhiên, Cha nói thêm rằng người Hàn Quốc vẫn có thể sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động nhóm vì họ không có ấn tượng gì về SARS như người ở Hồng Kông đối mặt vào năm 2003.

Jun Kwang-hoon, một người theo chủ nghĩa dân túy được biết đến với sự bảo thủ và chỉ trích dữ dội của ông đối với chính phủ thiên tả, đã đặc biệt cứng đầukể từ khi coronavirus có mặt ởHàn Quốc. Jun Kwang-hoon là minh họa cho cách mà tôn giáo và chính trị đan xen tại Hàn Quốc.

Bất chấp lệnh cấm đối với các cuộc tụ tập lớn, ông đã lãnh đạo một cuộc biểu tình chống chính phủ ở trung tâm Seoul vào ngày 22.2, nơi ông nói với đám đông, chủ yếu là người Hàn Quốc, rằng Chúa sẽ chữa khỏi bệnh cho họ nếu họ bị nhiễm và nếu có gì thì đó là “tử vì đạo”, Korea Herald đưa tin.

Ông bất chấpnguy cơ bị phạt 2.500 USD khi tiến hànhcuộc biểu tình vàđã nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng chính phủ cấm các cuộc biểu tình công khai chỉ là một hình thức đàn áp chính trị.

Các nhà chức trách đã bắt giữ ông vào thứ Hai với các cáo buộc không liên quan. Nhưng ông vẫn nói cứngrằng mìnhđang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình rầm rộ vào cuối tuần tới, kêu gọi tổng thống Hàn Quốc từ chức.

Anh Tú (theo Quatz)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao người Hàn Quốc vẫn đi biểu tình trong lúc lây lan dịch bệnh?