Nhờ có Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Sở An toàn thực phẩm được Hội đồng nhân dân TP thông qua cho phép thành lập nhưng sở chưa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Theo dòng thời sự

Vì sao Sở An toàn thực phẩm TP.HCM không được xử phạt vi phạm hành chính?

Hồ Quang 18/07/2024 15:43

Nhờ có Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Sở An toàn thực phẩm được Hội đồng nhân dân TP thông qua cho phép thành lập nhưng sở chưa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Theo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2024, TP tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm các nhóm sản phẩm nguy cơ cao nhằm hướng dẫn, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm về ATTP, giá, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

vi-sao-so-an-toan-toan-thuc-pham-tphcm-chua-dupc-phep-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-anh.png
Kiểm tra về an toàn thực phẩm - Ảnh: PV

Kết quả TP đã thanh tra, kiểm tra 40.418 cơ sở, phát hiện 1.152 cơ sở vi phạm, xử phạt 407 cơ sở, phạt tiền 350 cơ sở với tổng số tiền 2.924.658.000 đồng, tịch thu và tiêu hủy nhiều hàng hóa, thực phẩm không bảo đảm ATTP bao gồm các loại như bánh, kẹo, rượu, bia, đường, thực phẩm chức năng, các sản phẩm thực phẩm từ động vật...; đình chỉ 3 cơ sở; chuyển cơ quan điều tra 1 cơ sở.

Đồng thời, TP thực hiện rà soát 4.080 sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo trên các trang thông tin điện tử kinh doanh qua mạng, phát hiện 63 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, tiến hành xử lý theo quy định.

Đặc biệt, Công an TP.HCM đã phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra bắt quả tang cơ sở sản xuất của Vũ Thành Công cùng đồng bọn đang sản xuất sữa giả tại nhà xưởng ở 53B/7 đường Lồ Ồ, khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Công an tạm giữ lượng rất lớn tang vật liên quan gồm 7.525 lon sữa bột giả thành phẩm; vỏ lon sữa bột, bao bì, tem nhãn; máy móc, thiết bị, phương tiện dùng để dập nắp lon sữa…, tổng trị giá ước tính khoảng 14,5 tỉ đồng.

Về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết hiện nay chánh thanh tra sở là chức danh mới, chưa được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực ATTP.

Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực ATTP hiện nay không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh tại Sở An toàn thực phẩm, do các nghị định được ban hành và có hiệu lực trước khi Quốc hội thông qua đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24.6.2023.

Đây là một nghị quyết thí điểm, đặc thù riêng cho TP.HCM nên chưa có quy định Sở An toàn thực phẩm được phép xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.

Trước việc không được phép xử phạt vi phạm hành chính, Sở An toàn thực phẩm đã “kêu” đến Quốc hội, Chính phủ đề nghị cập nhật, bổ sung sở này vào các văn bản quy phạm hiện hành (các nghị định quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP cho Sở An toàn thực phẩm).

Ngoài ra, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cũng “kêu” đến các cơ quan chức năng về việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi liên quan đến quảng cáo thực phẩm chức năng thì công chức, viên chức của sở đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao lại không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính ngay khi phát hiện hành vi vi phạm.

Bài liên quan
Sẽ có Luật Phòng bệnh, Luật An toàn thực phẩm
Bộ Y tế đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Luật Phòng bệnh, Luật về Thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hoang mang về thực phẩm chức năng: Trách nhiệm của Bộ Y tế
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Các đại biểu quốc hội cho biết trên thị trường tràn lan sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thổi phồng công dụng… dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những tồn tại, hạn chế trong quản lý các mặt hàng này là gì?
Đừng bỏ lỡ
  • Bắt 2 phụ nữ liên quan vụ vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương
    7 giờ trước Theo dòng thời sự
    Ngày 11.11, Công an TP.HCM đã thông tin về việc điều tra mở rộng vụ người ngoại quốc mang hơn 700 viên kim cương nhập cảnh vào Việt Nam không khai báo.
  • 10 loại thực phẩm 'trị bệnh' thiếu canxi
    8 giờ trước Thông tin Y học
    Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần ăn, ngoài dẫn đến nguy cơ thiếu xương, loãng xương còn có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp và ung thư ruột…
  • Màn hình kéo giãn có thể mở rộng đến 50%
    8 giờ trước Khoa học - công nghệ
    LG Display - một trong số công ty hàng đầu thế giới về công nghệ hiển thị - vừa ra mắt nguyên mẫu màn hình kéo giãn có thể mở rộng đến 50%, gấp đôi kỷ lục 20% trước đó.
  • Sóc Trăng: Rộn ràng đêm nhạc ngũ âm
    9 giờ trước Du lịch
    Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024 và tiến tới tới sự kiện xác lập kỷ lục về trình diễn nhạc ngũ âm quy mô lớn nhất Việt Nam, tối 11.11, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Sóc Trăng tổ chức biểu diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
  • Gắn du lịch với sản phẩm OCOP - hướng đi mới của du lịch Cà Mau
    10 giờ trước Du lịch
    Lãnh đạo UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt tiêu chuẩn này. Từ đó, sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực du lịch vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Sở An toàn thực phẩm TP.HCM không được xử phạt vi phạm hành chính?