Mì ăn liền Việt Nam xuất sang thị trường EU đã được Ủy ban châu Âu đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.
Thị trường và chính sách

Mì ăn liền Việt Nam được EU đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm

Tuyết Nhung 13/06/2024 10:35

Mì ăn liền Việt Nam xuất sang thị trường EU đã được Ủy ban châu Âu đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.

Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo bản Quy định số 2024/1662 ký ngày 11.6.2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thị trường EU theo quy định 2019/1973.

Theo đó, từ ngày 2.7.2024, ủy ban sẽ đưa mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU.

Tuy nhiên, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với mì ăn liền Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 20%. Doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của EU.

Việc mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU.

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm là một bước tiến quan trọng, giúp mì ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân. Đây cũng là minh chứng cho sự nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản.

Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU, việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường này, bởi sản phẩm xuất khẩu vẫn có thể bị đưa trở lại diên kiểm soát nếu hàng hóa xuất sang EU tái vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hồi tháng 3.2023, Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Công Thương) cũng tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU nhằm đưa ra các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu.

Bên cạnh mì ăn liền, mặt hàng đậu bắp vẫn bị yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.

Mặt hàng ớt được chuyển từ phụ lục I (kiểm soát 50%) sang phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm) do cơ quan này ghi nhận dư lượng thuốc trừ sâu trên sản phẩm này xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng.

Ngoài ra, EC cũng điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam. Cụ thể, đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu được tăng từ 20% lên 30% do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong quá trình kiểm soát.

Ethylene oxide là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Đây không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế… nhằm diệt khuẩn salmonella).

Tại EU, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ xây dựng ngưỡng giới hạn cho phép đối với dư lượng chất ethylene oxide trong mì ăn liền tiêu thụ trong nước và các sản phẩm thực phẩm khác có mối nguy tương tự thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Bài liên quan
EU chưa bỏ lệnh kiểm soát etylen oxit với mì ăn liền Việt Nam, Bộ Công Thương nói gì?
Bộ Công Thương cho biết đang nỗ lực thúc đẩy việc EU gỡ bỏ biện pháp kiểm soát etylen oxit đối với các sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
một giờ trước Sự kiện
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24.11.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mì ăn liền Việt Nam được EU đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm