Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch.

Việc chuyển đổi 1.054 ha rừng làm cao tốc Bắc – Nam phía đông: Vì sao chênh lệch số liệu?

Lam Thanh | 11/07/2022, 13:19

Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch.

Sáng 11.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025.

Đề nghị chuyển đổi 1.054,63 ha rừng

Về diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, phạm vi nghiên cứu của dự án dự kiến có chuyển mục đích sử dụng rừng giai đoạn 2021 - 2025 và thời kỳ 2021 – 2030 gồm 7 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ; 4,45 ha rừng đặc dụng; 802,91 ha rừng sản xuất; 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha).

Ông Hà cho biết, theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng là “đất rừng” và “đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên”; tuy nhiên, pháp luật về đất đai chỉ quy định đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương; đối với đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất.

Vì vậy, để thống nhất cho phù hợp với phân loại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sử dụng số liệu tổng hợp của các địa phương báo cáo về diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất để đánh giá đất rừng; đất chuyên trồng lúa nước để đánh giá đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên.

ha.jpg
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà trình bày báo cáo

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương có dự án đi qua và số liệu tổng hợp của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên và đất trồng lúa còn lại: Dự án chiếm dụng 1.721,96 ha đất trồng lúa, bao gồm: đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên 1.537,23 ha, đất trồng lúa còn lại 184,73 ha; Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất.

Dự án chiếm dụng 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha, đất rừng sản xuất 1.721,23 ha trên địa bàn của 7 tỉnh là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa).

Bộ trưởng Bộ TN-MT cho biết, để có cơ sở quyết định dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án với nội dung chủ yếu:

Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha).

Diện tích đất lâm nghiệp 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha, đất rừng sản xuất 1.721,23 ha; Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên 1.721,96 ha.

Làm rõ nguyên nhân sự chênh lệch số liệu

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết một số ý kiến đề nghị bổ sung làm rõ hơn sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch có liên quan khi các quy hoạch này vẫn đang trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt.

Về diện tích đất rừng và đất lúa cần chuyển đổi, theo Tờ trình số 248, dự án đang ở bước Báo cáo nghiên cứu khả thi. Sau khi tính toán, chính xác lại số liệu so với Nghị quyết số 44 thì đất lâm nghiệp cần chuyển đổi là 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha (tăng 28,10 ha tương đương 25,5%), đất rừng sản xuất 1.721,23 ha (tăng 285,23 ha tương đương 20%); diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên là 1.537,23 (tăng 5,23 ha).

Do đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân sự chênh lệch số liệu về chiếm dụng diện tích rừng, đất rừng và đất lúa giữa bước chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua và Tờ trình số 248 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy, trong bước nghiên cứu tiền khả thi, hướng tuyến chủ yếu được xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000. Do đó số liệu được tính toán mang tính tương đối.

Tại bước lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa, việc xác định diện tích chiếm dụng, phân loại rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên được xác định trên nền bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất với tỷ lệ 1/2.000. Do đó, đã phân định khá chi tiết, chính xác hơn về các loại rừng, về đất rừng, đất trồng lúa và được cắm mốc tại thực địa, thống nhất với địa phương, các cơ quan liên quan.

“Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch số liệu giữa báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi”, ông Thanh nói.

thanh-2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị làm rõ tác động của việc thay đổi diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên đối với tổng mức đầu tư dự án và phương án phát triển đất, trồng rừng, trồng lúa thay thế đối với phần diện tích cần chuyển đổi cho dự án theo quy định pháp luật.

Có ý kiến cho rằng, diện tích đất trồng lúa hai vụ đề nghị chuyển mục đích sử dụng là 1.573,23 ha, theo đó tổng số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của chủ đầu tư dự án là khoảng 388 tỉ đồng. Do vậy, đề nghị các cơ quan liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý đối với diện tích đất trồng lúa hai vụ.

Có ý kiến đề nghị lưu ý không chuyển đổi đất rừng để lấy mỏ khai thác vật liệu cho dự án. Một số ý kiến đề nghị trong các bước tiếp theo khi triển khai thực hiện cần chú ý đến vấn đề có liên quan đến an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất rừng, đất lúa phục vụ dự án.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc chuyển đổi 1.054 ha rừng làm cao tốc Bắc – Nam phía đông: Vì sao chênh lệch số liệu?