Một số nhà phân tích cho rằng việc Ý chính thức tham gia vào sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng sẽ khiến Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong nội bộ khối nhằm đối phó với Trung Quốc tốt hơn.
Bất chấp áp lực từ EU lẫn Mỹ, chính quyền Rome ngày 23.3 vẫn ký kết 1 bản ghi nhớ gia nhập cùng 29 thỏa thuận đầu tư- thương mại ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, nhập khẩu thịt, truyền thông, ngân hàng…
Đáng chú ý trong số này là thỏa thuận cho phép Công ty Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC) đầu tư cũng như quản lý 2hải cảng Genoa, Trieste.
Genoa là cảng biển lớn và lâu đời nhất nước Ý. Còn Trieste có tiềm năng rất lớn, kết nối Địa Trung Hải với cácquốc gia không giáp biển trong khu vực như Áo, Hungary, Czech, Slovakia, Serbia - đều là nhữngthị trường mà Trung Quốcmuốn tiếp cận thông qua BRI.
Quyết định tham gia BRI của Ý đã nhận phải chỉ trích mạnh mẽ. Thậm chí cả Phó thủ tướng Ý Matteo Salvini tỏ ý phản đối bằng cách không dự lễ ký kết 23.3.“Chỉ nên cho phép đầu tư đi kèm điều khoản công bằng. Đừng nói với tôi Trung Quốc là thị trường mở”, theo Phó thủ tướng Salvini.
Bên ngoài nước Ý, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khuyến cáo: “Trong thế giới đầy thế lực như Trung, Nga hay Mỹ thì chúng tachỉ có thể tồn tại khi đoàn kết như một thực thể EU. Vài nước nào đó tin rằng họ đủ sức làm ăn khôn khéo với Trung Quốc, rồi lúc thức tỉnh họ sẽ thấy ngạc nhiên và phát hiện bản thân trở nên lệ thuộc”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nhận xét: “Nhiều năm nay chúng ta áp dụng cách tiếp cận không phối hợp. Trung Quốc lợi dụng tình trạng chia rẽ giữa chúng ta”.
Học giả Lucrezia Poggetti đến từ Viện Mercator chuyên nghiên cứu Trung Quốc lưu ý: “Chính quyền Rome hiện tại đang cố thân thiết hơn với cường quốc châu Á về chính trị hòng tối đa hóa lợi ích kinh tế. Đây là một sự thay đổi đáng kể. Chính quyền tiền nhiệm ưu tiên phối hợp cùng các thành viên EU khác”.
“Việc Ý gia nhập BRI rất đáng báo động. Nước này là thành viên sáng lập liên minh, quy mô nền kinh tế lại lớn thứ 3trong khối. Những gì họ làm đem đến hậu quả lớn hơn quốc gia châu Âu vốn đã tham gia sáng kiến của Trung Quốc trước đó”, theo học giả Poggetti. Cũng theo bà, EU sắp tới sẽ cố gắng tạo một tiếng nối thống nhất bằng cách tăng cường phối hợp nội khối, nhằm theo đuổi chiến lược đối phó Trung Quốc cân bằng.
Ông Sean King – cựu quan chức Mỹ hiện làm việc tại công ty phân tích rủi ro Park Strategies – nhận định chính quyền Washington sắp tới phản đối Ý quyết liệt hơn, qua đó gửi đi thông điệp cảnh cáo thành viên EU khác.
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ(NSC) đầu tháng 3 vừa qua từng bày tỏ quan ngại về ý định của chính quyền Rome, đánh giá tham gia BRI chẳng đem lại lợi ích cho người dân mà chỉ hợp pháp hóa đầu tư Trung Quốc “kiểu cướp bóc”.
Cẩm Bình (theo SCMP)