Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn.

Việt Nam có 22 triệu tấn đất hiếm nhưng chưa làm chủ được công nghệ chế biến

Tuyết Nhung | 19/10/2023, 19:45

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học "Đất hiếm Việt Nam" ngày 18.10. Theo Cục Công nghiệp, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan - ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu.

dat-hiem.jpg
Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm - Ảnh: IT

Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm, chưa chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tác các ô-xít đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài.

Ông Đỗ Nam Bình - Trưởng phòng Khoáng sản luyện kim (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương) cho biết Việt Nam mới chỉ dừng lại ở công đoạn chế biến tinh quặng đất hiếm có hàm lượng khoảng 30%, chưa thể chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tách các ô-xít đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Giáo sư - Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ (KH-CN) Việt Nam cho biết đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao như: thông tin - viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông - vận tải, quân sự... Mặc dù giá trị giao dịch của đất hiếm trên thế giới hiện nay chỉ dưới 10 tỉ USD một năm, nhưng đây lại là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển.

Ý thức được tầm quan trọng của đất hiếm, Đảng và Nhà nước ta đã cho thăm dò đánh giá trữ lượng từ hơn 40 năm nay. Tuy vậy, đến nay hoạt động này còn hạn chế. Cùng với nguyên nhân về thị trường tiêu thụ, một trong những nguyên nhân chính là chúng ta chưa có công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm, mà đây lại là lĩnh vực các nước giữ độc quyền, không chuyển giao công nghệ.

PGS. TS Hoàng Anh Sơn - Phó viện trưởng Viện Khoa học vật liệu cho hay đối với lĩnh vực đất hiếm, Viện Khoa học vật liệu là một trong những đơn vị nghiên cứu đầu tiên trong cả nước. Những nghiên cứu định hướng khai thác chế biến, ứng dụng khoáng sản đất hiếm đã được nhà nước đầu tư qua các chương trình KH-CN và từ các chương trình của Viện Hàn lâm KH-CN đạt được những kết quả khả quan.

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghệ đất hiếm Việt Nam, PGS. TS Hoàng Anh Sơn đề xuất trong thời gian tới, nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến chế biến đất hiếm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; phân chia, làm sạch các ô-xit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nghiên cứu và sản xuất, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt, các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ đất hiếm phải có đủ năng lực và đầu tư dự án chế biến phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030, các mỏ đã cấp phép như Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Lai Châu) sẽ hoàn thành thăm dò. Nhiều mỏ khác tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái được thăm dò mở rộng. Hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái) với sản lượng quặng mỗi năm dự kiến 2 triệu tấn.

Sau năm 2030, ngoài mở rộng mỏ Đông Phao, sẽ có thêm 3-4 dự án khai thác mới tại Lai Châu, Lào Cai, nâng tổng sản lượng lên thêm hơn 100.000 tấn quặng đất hiếm mỗi năm.

Tại Việt Nam, từ năm 2014, Bộ TN-MT cấp phép cho doanh nghiệp khai thác hai mỏ đất hiếm ở Lai Châu và Yên Bái, nhưng đến nay chưa mỏ nào hoạt động.

Bài liên quan
Trung Quốc tiếp tục sử dụng 'con bài đất hiếm' trong đối đầu với Mỹ
Trung Quốc đã đẩy mạnh khai thác và sản xuất đất hiếm trong bối cảnh chiến tranh công nghệ với Mỹ đang có dấu hiệu gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có 22 triệu tấn đất hiếm nhưng chưa làm chủ được công nghệ chế biến