Việt Nam đang chủ trương phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết kinh tế với các nước, khu vực. Vì vậy, nhu cầu về vốn đề hỗ trợ phát triển hết sức quan trọng.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 17.6,Chủ tịch nước Trần Đại Quangnhấn mạnhViệt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với ADB và xem ADB là một trong những nhà tài trợ hàng đầu trong việc cung cấp nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách. Sự hỗ trợ của ADB đã và đang phát huy hiệu quả nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ, trong thời gian qua, lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm tới việc chú trọng chỉ đạo giải ngân, sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn vốn do ADB cung cấp.
"Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong thời gian gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhiều vùng ở Việt Nam đang bị hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường… tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, rất cần được ưu tiên khắc phục" - Chủ tịch nước nói.
Cùng với đó, Chủ tịch nước cho biết,Việt Nam đang chủ trương phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,liên kết kinh tế với các nước, khu vực. Vì vậy, nhu cầu về vốn đề hỗ trợ phát triển hết sức quan trọng.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, là một đối tác nhiều năm với Việt Nam, ADB tiếp tục quan tâm hỗ trợ cung cấp vốn vay ưu đãi để Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giải ngân hiệu quả nguồn vốn. Chủ tịch nước khẳng địnhViệt Nam cam kết sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi mà ADB cung cấp.
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao khẳng địnhADB rất quan tâm tới hợp tác với Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia ADB có nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển đất nước. ADB cam kết sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực tái cơ cấu tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút thêm vốn đầu tư FDI…
Ngài Takehiko Nakao cũngbáo cáo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang về kết quả các cuộc làm việc với các bộngành của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn ADB cung cấp vốn hỗ trợ như phát triển cơ sở hạ tầng, truyền tải điện, năng lượng thay thế, phát triển nguồn nước, nông nghiệp, các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề.
Ngài Takehiko Nakao bày tỏ, tại Việt Nam vừa diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng, trong đó đã đề ra Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2021, vì vậy ADB mong muốn có cơ hội cùng trao đổi với các cơ quan của Việt Nam về các biện pháp để ADB có thể hợp tác, hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn 5 năm tới, cũng như trong các mục tiêu phát triển khác.
Cũng tại cuộc gặp với Chủ tịch ADB trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũngnêu rõViệt Nam đang sử dụng rất hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của ADB trong phát triển kinh tế-xã hội, cũng như nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA.
Đồng thời, Thủ tướng khẳng địnhViệt Nam ủng hộ chiến lược 2030 của ADB nhằm tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên giải quyết các vấn đề như nghèo đói, phát triển không đồng đều và biến đổi khí hậu và thúc đẩy lĩnh vực tư nhân. Việt Nam coi trọng việc xây dựng và thực hiện Chiến lược đối tác quốc gia của ADB và Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, theo dự kiến, Việt Nam có thể tốt nghiệp ADF vào năm 2019, vì vậy Việt Nam mong muốn Chủ tịch Takehiko Nakao sẽ chỉ đạo các bộ phận liên quan hỗ trợ cần thiết để Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn ưu đãi của ADB.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị ADB cấp nguồn tài chính cho việc ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam; cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các dự án, chương trình ưu tiên khác…
Trí Lâm