Chiều 1.8.2014 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện trên các mặt quản trị, điều hành và hoạt động theo nhu cầu và năng lực thực hiện của mỗi bên.

Vietcombank hợp tác chiến lược với Ngân hàng Xây dựng

02/08/2014, 06:29

Chiều 1.8.2014 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện trên các mặt quản trị, điều hành và hoạt động theo nhu cầu và năng lực thực hiện của mỗi bên.

Theo thỏa thuận, VCB sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho VNCB trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ của mỗi bên nhằm chi trả kịp thời tiền gửi hợp pháp của người gửi tiền.
Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ cụ thể Vietcombank sẽ hỗ trợ VNCB cấu trúc hệ thống và hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu, hỗ trợ khâu thanh toán.
Ông Thanh cũng cho biết những ngày qua, NHNN chưa phải hỗ trợ gì cho VNCB trong vấn đề thanh khoản: "NHNN chưa phải hỗ trợ về tiền cho VNCB. Điều này cũng đồng nghĩa VNCB có tiềm lực tốt để đảm bảo thanh khoản, thanh toán đầy đủ cho khách hàng có nhu cầu rút tiền".
Về quá trình tái cơ cấu VNCB, theo đại diện NHNN, thời gian qua VNCB đã tự tái cơ cấu và đã được kết quả đáng ghi nhận. Như thanh khoản của VNCB trước đây không có nhưng bây giờ có thể đảm bảo chi trả kịp thời khi có sự cố như những ngày qua. VNCB cũng đã xây dựng được quy trình, quy chế riêng.
Ông Thanh thừa nhận NHNN từng kỳ vọng sự tham gia của Thiên Thanh vào VNCB sẽ giúp ngân hàng này tái cơ cấu.
"Tuy nhiên, giờ chúng ta thấy Thiên Thanh không thực hiện được, ngân hàng chưa ổn định. Nếu không có Thiên Thanh chắc sẽ không có buổi lễ ký kết ngày hôm nay. Đây là một bước tiếp theo để NHNN thực hiện và sẽ thực hiện biện pháp mạnh hơn để tái cơ cấu VNCB.
Chúng tôi khẳng định tiền người dân gửi ở VNCB là không bao giờ mất, còn việc cơ cấu VNCB thành công đến mức độ nào cần có thời gian thực hiện. Dĩ nhiên chúng tôi muốn nó thành công, chứ không phải thất bại. Nhưng nếu thất bại thì không để nó có hậu quả lớn" - ông nói trước báo giới.
Trước câu hỏi liệu VNCB có sáp nhập vào VCB không, đại diện NHNN chỉ ngắn gọn "chuyện có hay không thì tương lai sẽ trả lời".
Sau lễ ký kết này, VCB sẽ cử người sang VNCB giúp VNCB tái cơ cấu; hỗ trợ xử lý nợ xấu do các nhóm để lại; định hướng phát triển tín dụng tốt. VCB sẽ chia sẻ khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ VNCB trong vấn đề thanh khoản.
Dự kiến thời gian VCB cử người vào VNCB là khoảng 2-3 năm, thời gian tái cơ cấu khoảng 2 năm.
Đáng lưu ý khi nói về nợ xấu, đại diện NHNN không cho biết cụ thể con số nợ xấu của VNCB hiện nay mà khẳng định: "Tất nhiên ngân hàng có nợ xấu mới tái cơ cấu. Còn nợ xấu do VNCB để lại thì gồm 2 nhóm nợ của Phú Mỹ và nhóm nợ của Thiên Thanh".
Hai bên thống nhất hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu và trên cơ sở các điều khoản thỏa thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể.
Về hợp tác phát triển dịch vụ ngân hàng và cơ sở khách hàng, hai bên thống nhất trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và xây dựng cơ sở khách hàng bền vững trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách, quy định nội bộ mỗi bên.
Về hợp tác trong quản trị, điều hành, Vietcombank cho biết sẵn sàng cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt để hỗ trợ và chia sẻ với VNCB các kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của VNCB.
Anh Thư tổng hợp từ Trí Thức Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vietcombank hợp tác chiến lược với Ngân hàng Xây dựng