Thông tin NSND Xuân Huyền qua đời vào trưa 27.11 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi khiến nhiều người tiếc nuối.

Vĩnh biệt NSND Xuân Huyền - tượng đài nghệ thuật sân khấu miền Bắc

Dạ Thảo | 27/11/2020, 16:30

Thông tin NSND Xuân Huyền qua đời vào trưa 27.11 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi khiến nhiều người tiếc nuối.

NSND Xuân Huyền là cái tên lớn trong làng nghệ thuật sân khấu nước nhà, cùng thời với NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Lê Hùng. Ông được coi là 1 trong 3 đạo diễn xuất sắc nhất Việt Nam thập niên 1990.

xuan_huyen0.jpg
NSND Xuân Huyền

Nhắc đến lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu phía Bắc không thể không nhắc đến đạo diễn - NSND Xuân Huyền. Ông như một tượng đài của nghệ thuật sân khấu. Phong cách đạo diễn của NSND Xuân Huyền có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thế hệ đạo diễn trẻ sau này. Ông không chỉ là đạo diễn tài danh mà còn là người thầy đánh kính của thế hệ làm sân khấu hôm nay.

Sinh ra và lớn lên tại Thanh Chương, Nghệ An, khi mới 17 tuổi, Xuân Huyền đã ra Hà Nội theo học khóa học đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (1959- 1963). Sau khi tốt nghiệp và gắn bó với nghệ thuật Tuồng truyền thống, năm 1971, Xuân Huyền được cử đi học đạo diễn tại Liên Xô và trở về nước năm 1977.

xuan-huyen_1e4f3.jpg
NSND Xuân Huyền (phải) hồi còn trẻ

Bắt đầu từ vở diễn đầu tay "Gió và bụi" đoạt Huy chương Bạc hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980, đến nay đạo diễn Xuân Huyền đã dàn dựng khoảng 300 trăm vở diễn cho các đoàn nghệ thuật, với đủ các loại hình sân khấu: Tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, dân ca.

Tên tuổi của NSND Xuân Huyền gắn liền với những vở kịch nổi như cồn một thời như “Lời thề thứ 9” hay “Hòn vọng phu”, “Ông không phải bố tôi”… Đó cũng là những vở kịch đã làm nên thời hoàng kim của sân khấu phía Bắc. Những vở kịch chính luận thể hiện dấu ấn cá nhân rõ nét của NSND Xuân Huyền. Thể loại kịch chính luận đã được ông tôn thờ, kiên định theo đuổi đến cùng. Chất chính luận như ngấm vào máu ông.

Ngay cả một vở hài kịch, khi dựng, “vị tướng” của sân khấu kịch vẫn cứ “cài cắm” vào đó vào đó chất chính luận. Cũng vì thế mà tiếng cười ông mang đến cho khán giả ý nghĩa hơn, chiêm nghiệm hơn, cười mà ngẫm và nhớ.

Có lẽ bởi sự trung thành này mà Xuân Huyền được bạn bè đồng nghiệp và cả khán giả đã gọi ông là “Người gác đền cuối cùng của sân khấu kịch chính luận”.

Dấu ấn cuối cùng ông để lại là chương trình nghệ thuật NSND Ngô Xuân Huyền – Mùa xuân và Sân khấu kịch Việt Nam tổ chức vào cuối năm 2012, với việc diễn lại một số vở diễn nổi tiếng nhất của mình. Lễ viếng NSND Ngô Xuân Huyền dự kiến từ sáng 30.11 tại nhà tang lễ Cầu Giấy (Hà Nội). Ông được gia đình hỏa tàng tại Đài hóa thân hoàn vũ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vĩnh biệt NSND Xuân Huyền - tượng đài nghệ thuật sân khấu miền Bắc