Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ điều tra và kiến nghị kiểm điểm cán bộ kiểm sát, nếu có dấu hiệu vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý bao che tội phạm phải xử lý nghiêm đúng quy định, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Vụ bé gái tự tử vì bị xâm hại tình dục: Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm công an Cà Mau

Trí Lâm | 01/06/2017, 06:18

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ điều tra và kiến nghị kiểm điểm cán bộ kiểm sát, nếu có dấu hiệu vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý bao che tội phạm phải xử lý nghiêm đúng quy định, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31.5, xét báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau về tình hình điều tra, xử lý vụ việc cháu H.M.K tự tử nghi do bị xâm hại tình dục, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung điều tra làm rõ thủ phạm để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Trước đó, các phương tiện thông tin, truyền thông đăng nhiều tin, bài phản ánh vụ việc cháu gái H.M.K, sinh năm 2004, trú tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bị người hàng xóm xâm hại tình dục nhiều lần.

Gia đình cháu K. đã có đơn tố cáo gửi đến Công an tỉnh Cà Mau từ tháng 9.2006. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã ra quyết định về việc không khởi tố vụ án. Do quá uất ức, ngày 11.2.2017, cháu K. chết do tự tử.

Trước thông tin báo chí phản ánh, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đồng thời xem xét trách nhiệm của Công an tỉnh Cà Mau trong quá trình điều tra và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau về tình hình điều tra, xử lý vụ việc trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung điều tra làm rõ thủ phạm để xử lý nghiêm minh trước pháp luật; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ điều tra và kiến nghị kiểm điểm cán bộ kiểm sát, nếu có dấu hiệu vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý bao che tội phạm phải xử lý nghiêm đúng quy định, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 31.5, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; chú trọng cách thu thập chứng cứ đối với loại tội phạm này để làm căn cứ vững chắc cho việc xử lý chính xác, kịp thời.

“Nhiều đại biểu nói rằng chúng ta phải bảo vệ bị can, bị cáo theo hướng có lợi nhất cho họ nhưng tôi muốn hỏi ngược lại, ai sẽ là người bảo vệ cho nạn nhân? Đến khi con cháu mình bị xâm hại thì té ngửa ra là không có ai bảo vệ”, ông Cầu nêu quan điểm.

Theo vị này, người phạm tội là số ít, trong khi pháp luật cần bảo vệ số đông. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành kịp thời và đảm bảo tính nghiêm minh.

Vị này cũng chia sẻ, trong thực tế, nhiều vụ việc, cha mẹ, người giám hộ của trẻ đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng về việc trẻ em bị xâm hại nhưng việc xử lý còn chậm, thông tin mập mờ khiến gia đình bị hại bức xúc, dư luận phẫn nộ.

“Có những vụ việc kéo dài nhiều năm vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và việc giải quyết các vụ việc còn còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả”, ông Cầu nói.

Theo đại biểu, hiện nay có 9 cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, để tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực thì nên giao cho một cơ quan chủ trì làm đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác.

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, các vụ xâm hại tình dục trẻ em đang có xu hướng gia tăng đến mức báo động. Trong khi đó, việc triển khai, phối hợp giữa các cơ quan liên quan vẫn còn nhiều bất cập.

Theo vị này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã giám sát nội dung này cách đây 5 năm và hiện nay đã phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp với các bộ, ngành liên quan về đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này. Trong kỳ họp này, Ủy ban đã đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật và phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

“Sau khi giám sát, Quốc hội cần quyết tâm theo đuổi đến cùng các kiến nghị mới khắc phục, giải quyết vấn đề một cách triệt để”, Đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ bé gái tự tử vì bị xâm hại tình dục: Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm công an Cà Mau