Nguồn thủy ngân phát tán ra theo báo cáo của công ty, trên cơ sở số đèn compact là 15,1kg, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì khối lượng thuỷ ngân phát tán ra là 27,2kg.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Chưa thống nhất về lượng thuỷ ngân bị phát tán

Thu Anh | 04/09/2019, 19:53

Nguồn thủy ngân phát tán ra theo báo cáo của công ty, trên cơ sở số đèn compact là 15,1kg, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì khối lượng thuỷ ngân phát tán ra là 27,2kg.

Ngày 4.9, tại phiên Họp báo thường kỳ tháng 8.2019 của Chính phủ, trả lời về sự cố cháy tại nhà máy Rạng Đông, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết cơ quan chức năng đã lấy mẫu phân tích, gồm các đoàn của Bộ Y tế, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hai cuộc họp tham vấn ý kiến chuyên gia; và ngày 3.9 trực tiếp cùng bộ ngành thống nhất số liệu xác định số lượng thủyngân. Nguồn thủyngân phát tán ra theo báo cáo của công ty, trên cơ sở số đèn compact là 15,1kg, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì khối lượng thuỷ ngân phát tán ra là 27,2kg.

Theo ông Nhân, rất may 3 kho tủ chứa amalgam sản xuất bóng đèn là chưa cháy và còn nguyên. Khối lượng lớn thuỷ ngân này không bị cháy, còn lại đều nằm ở bóng đèn bị cháy. Phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu công ty báo cáo rõ số lượng, và hiện đang xác định rõ khối lượng.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định đây là sự cố cháy nổ mất an toàn hoá chất, ảnh hưởng sức khoẻ con người ở mức độ trung bình. Tuy nhiên gây thiệt hại tài sản và ảnh hưởng trầm tích, tác động đến sức khoẻ con người, phát tán môi trường không khí nước, lắng đọng nước và chảy vào sông Tô Lịch.

Trước đó, theo PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), trong bóng đèn huỳnh quang có một số các chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trong vụ cháy này không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân, photpho, bột kẽm và một số hóa chất khác bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy. Các chất này cũng có hại cho sức khỏe con người.

“Bóng đèn có kim loại nặng thủy ngân, nhưng lượng thủy ngân này đều ở quy định ở mức tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi số lượng bóng đèn vỡ lớn, người ta phải tính toán xem lượng thủy ngân này có thoát được không, lượng tồn dư bao nhiêu, vượt thế nào so với chuẩn cho phép trong không khí”, ông Côn phân tích.

PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng khuyến cáo của chính quyền là cần thiết, bởi chắc chắn trong vụ cháy này có thủy ngân, còn mức độ nào chúng ta phải theo dõi.

Cũng theo chuyên gia này, thủy ngân là kim loại nặng rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu hít phải thủy ngân ở liều lượng cao sẽ ngấm vào máu, tích lũy ở xương. Thủy ngân gây ra nhiều bệnh, tùy vào liều lượng, nếu liều lượng cao sẽ tác động ngay lập tức, nếu liều lượng thấp sẽ ngấm vào máu sau đó vài ba năm mới xuất hiện bệnh.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Chưa thống nhất về lượng thuỷ ngân bị phát tán