Kể từ khi thành lập, Đơn nguyên lọc máu không có Kỹ sư, Kỹ thuật viên, không giao cho ai thực hiện trách nhiệm “kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu”.
Sau khi TAND TP.Hòa Bình trả hồ sơ tại phiên sơ thẩm lần 1 (5.6.2018) và Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hòa Bình ra kết luận điều tra bổ sung lần 3, Viện KSND tỉnh Hòa Bình đã quyết định truy tố bị can Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình)về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điều 285 của BLHS năm 1999.
Theo cáo buộc, với vai trò đứng đầu bệnh viện, bị can Trương Quý Dương đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thiếu kiểm tra thường xuyên đối với cấp dưới, để cho cấp dưới có những vi phạm nghiêm trọng trong một thời gian dài.
Theo cáo trạng, ngày 8.3.2010, Trương Quý Dương là Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 175/QĐ-BVĐK thành lập Đơn nguyên lọc máu thuộc Khoa hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hòa Bình do Hoàng Đình Khiếu là Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa.
Trong Quyết định có giao cho bác sĩNguyễn Đức Tiến là bác sĩ khoa Hồi sức tích cực tạm thời phụ trách Đơn nguyên lọc máu kể từ ngày 1.2.2010.
Nhân sự của Đơn nguyên lọc máu là các bác sĩvà điều dưỡng viên của khoa Hồi sức tích cực đã được tập huấn theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ của Bệnh viện Bạch Mai ký với BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, đến ngày 5.6.2014, bác sĩNguyễn Đức Tiến được điều động đến làm việc tại khoa Nội tim mạch – Lão khoa theo Quyết định số 370/QĐ-BVĐKT-TCCB. Kể từ thời điểm này, phía bệnh viện không có quyết định giao cho ai phụ trách Đơn nguyên lọc máu.
Như vậy, kể từ khi thành lập, Đơn nguyên lọc máu không có Kỹ sư, Kỹ thuật viên, không giao cho ai thực hiện trách nhiệm “kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu”.
Bên cạnh đó, cáo buộc của Cơ quan công tố cũng chỉ ra những sai phạm của ông Trương Quý Dương. Cụ thể, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đã vi phạm Điều 4, Mục I, Chương I, Phần II, Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân, ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997 của Bộ Y tế, quy định Giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ “Quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị y tế và tài sản khác trong bệnh viện”.
Ông Trương Quý Dương đã không chỉ đạo phòng vật tư xây dựng và ban hành quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy (cụ thể là hệ thống RO). Thực tế, hệ thống RO số 2 không được giao cho cá nhân quản lý và sử dụng theo Quy chế Quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế ban hành kèm theo Quyết định 1895 của Bộ Y tế; dẫn đến Đơn nguyên lọc máu tùy tiện sử dụng hệ thống RO sau sửa chữa, không chờ kết quả xét nghiệm trước.
Ngoài ra, ông Dương cũng đã vi phạm Khoản a, Điều 1, Mục II, Chương 20, Phần III, Quy chế quản lý bệnh viện, ban hành kèm Quyết định 1895/1997 của Bộ Y tế quy định “Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của bệnh viện”.
Ở đây, ông Dương là người ký các hợp đồng, thanh lý hợp đồng sửa chữa hệ thống RO nhưng không sâu sát trong kiểm tra, không phát hiện việc Đơn nguyên lọc máu thường xuyên sử dụng hệ thống RO ngay sau sửa chữa, không chờ kết quả xét nghiệm chất lượng nguồn nước để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh.
Tuy nhiên, Cơ quan công tố cũng ghi nhận sự thành khẩn khai báo, sau khi sự cố xảy ra đã tích cực chỉ đạo cấp dưới cấp cứu bệnh nhân... của bị can Trương Quý Dương để làm tình tiết giảm nhẹ.
Nhã Thanh
Ngày mai, mở lại phiên tòa xét xử vụ án chạy thận làm chết người
Bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố tội ‘Vô ý làm chết người’
Vụ tai biến chạy thận: Những bản hợp đồng ký kết và giá chạy thận 7,7 USD/ca