Vụ họa sĩ Thành Chương tố cáo nhà sưu tập Vũ Xuân Chung dùng tranh của mình đề tên của họa sĩ Tạ Tỵ đã có thêm nhiều tình tiết mới…

Vụ “mạo danh” tranh của họa sĩ Thành Chương: Ông Hubert cung cấp bằng chứng giả?

Tiểu Vũ | 16/07/2016, 14:32

Vụ họa sĩ Thành Chương tố cáo nhà sưu tập Vũ Xuân Chung dùng tranh của mình đề tên của họa sĩ Tạ Tỵ đã có thêm nhiều tình tiết mới…

Vào sáng hôm nay, 16.7, báo Tuổi Trẻ (bản in & bản online) có bài viết Tranh của Tạ Tỵ hay tranh của Thành Chương?” ngoài thông tin cung cấp cho độc giả, tờ báo này đăng tải thêm một tấm ảnh được gọi là “bằng chứng” doông Jean-François Hubert cung cấp (ÔngJean-François Hubertchuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong, người bán 17 bức tranh cho ông Vũ Xuân Chung – PV)

Theo lời ông Jean-François Hubert giải thích với báo Tuổi Trẻ: “Tấm ảnh này được chụp ở Hà Nội năm 1972. Trong ảnh (từ trái sang) là Trần Quý Thịnh, Thái Bá Vân, Bùi Xuân Phái và Nguyễn Bá Đạm”. Trên bức ảnh về phía bên trên cùng bên trái có hình bức tranh được cho là bức Trừu tượngcó chữ ký của họa sĩ Tạ Ty".

Thông tin trên đã làm xôn xao giới thạo tranh tại Sài Gòn. Báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc với ông Nguyễn Trọng Chức để tìm hiểu về tính xác thực của bức ảnh này. Ông Chức cho biết: “ Đây là một bức ảnh được ghép hết sức thô thiển bằng công cụ photoshop mà không cần là dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng nhìn ra ngay”.

Ông Chức giải thích thêm về các nhân vật trong tấm hình: “Người đứng áo đen trong ảnh là ông Thái Bá Vân, nhà phê bình mỹ thuật nổi tiếng (đã mất); ngồi cạnh ông bên phải là họa sĩ Bùi Xuân Phái (đã mất); hai ông còn lại là Nguyễn Bá Đạm (đã mất) - nhà giáo cũng là người sưu tập tranh và ông Lê Chính, chuyên viên thiết kế báo Văn Nghệ. Ông Hubert ghi sai tên nhân vật này và chưa rõ ông Chính còn sống không?.

Không dừng lại ở đó, ngay sáng nay trên trang Facebook cá nhân của nhà khoa học tiến sĩ, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng hiện đang sống và làm việc tại Nhật Bản đã cung cấp nhiều thông tin để “bóc mẽ” tấm ảnh này.

Đây là nguyên văn nội dung nhữngphân tíchcủa tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng về bức ảnh của ôngJean-François Hubert:

“Hoạ sĩ Lê Huy Tiếpvừa đăng trên Facebook của mình bức ảnh kèm đâyvà cho biết bức ảnh này do Jean-François Hubert, chuyên gia của nhà đấu giá Christie’s và là người đã bán cho ông Vũ Xuân Chung bộ sưu tập đang gây lùm xùm tại Sài Gòn, gửi cho một người bạn nhờ thanh minh cho nghi án tranh giả.

Ảnh chụp màn hình từ FB của TS Nguyễn Đình Đăng

Trong ảnh, từ trái sang phải là điện ảnh gia Trần Thịnh, nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, họa sĩ Bùi Xuân Phái và nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Bá Đạm. Ông Thịnh vốn là chồng bà Thẩm Đôn Thư - con gái cụ Thẩm Hoàng Tín (1909 - 1991), nguyên thị trưởng Hà Nội những năm 1950 - 1952. Ảnh được chụp trong khoảng những năm cuối 1980 vì hoạ sĩ Bùi Xuân Phái ở độ tuổi và quấn chiếc khăn giống như trong các bức chân dung tôi từng vẽ ông vào thời gian này.

Trên cửa ra vào có bức tranh mang chữ ký Tạ Tỵ, hiện trong sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang được triển lãm tại BTMTTP.HCM, được cắt ghép vào bức ảnh một cách vụng về.

Điều vụng về thứ nhất là cạnh dưới của bức tranh thì dính vào mặt cửa, nhưng cạnh trên không được chỉnh theo viễn cận của cánh cửa nên không dính theo khuôn trổ trên cửa.

Điều vụng về thứ hai là bức tranh được vẽ trên canvas căng trên strainer, nhưng trong ảnh nó mỏng như được in trên tờ giấy. Mà đúng là in trên giấy thật, vì nó được cắt từ ảnh chụp phẳng ra rồi ghép vào.
Đó là chưa kể không ai đi treo tranh trên cửa ra vào để nó rơi xuống khi mở đóng cửa.

Ngay sau đó hoạ sĩ Lê Huy Tiếpđã nhận được tấm ảnh gốc từ gia đình hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Trong tấm ảnh gốc dĩ nhiên không có một bức tranh nào trên cửa cả.
Kể cả bức ảnh gốc này cũng có thể là kết quả của một lần cắt ghép khác vì bộc lộ một số chi tiết ngộ nghĩnh, song không liên quan tới bức tranh có chữ ký Tạ Tỵ, nên tôi không bàn tới ở đây.

Như vậy chỉ có hai khả năng sau:
1 - Jean-François Hubert đã nhận được tấm ảnh gốc từ một nguồn ở Việt Nam và đã tự mình ghép bức tranh được cho là của Tạ Tỵ vào?
2 - Jean-François Hubert đã nhận được tấm ảnh được cắt ghép từ nguồn nào đó ở Việt Nam.
Trong bất kỳ trường hợp nào, không lẽ trình độ của người chuyên gia phụ trách nghệ thuật Việt Nam từ nhà đấu giá Christie’s này lại đáng ngạc nhiên đến thế ư? Hay việc đưa ra một tấm ảnh được cắt ghép ngớ ngẩn còn mang một ý đồ gì khác?
Ông Vũ Xuân Chung, nếu thực sự là người bị lừa, liệu có đệ đơn kiện tại toà án của Pháp, nơi ông đã mua bộ sưu tập trên từ Jean François Hubert?",
ông Nguyễn Đình Đăng viết.

Bức ảnh gốc từ gia đình hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (Ảnh do HS Lê Huy Tiếp cung cấp)
So sánh 2 tấm ảnh khi đặt kề nhau - Ảnh trên do ôngJean-François Hubert cung cấp có thêm chi tiết bức tranh "Trừu tượng" và chữ ký của HS Tạ Tỵ - Đây là chi tiết được giới chuyên môn cho là ngụy tạo bằng photoshop. (Chú thích của MTG)
Hiện tạitừ phía họa sĩ Thành Chương chưa thấy ông lêntiếng về tình tiết mới này.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ “mạo danh” tranh của họa sĩ Thành Chương: Ông Hubert cung cấp bằng chứng giả?