Một công nhân công tác tại thủy điện Rào Trăng 3 may mắn thoát nạn đã kể lại vụ sạt lở núi kinh hoàng xảy ra ngày 11.10 tại khu vực nhà điều hành thủy điện và khu lán trại của công nhân.

Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 qua lời kể của nhân chứng

Quế Sơn | 14/10/2020, 17:42

Một công nhân công tác tại thủy điện Rào Trăng 3 may mắn thoát nạn đã kể lại vụ sạt lở núi kinh hoàng xảy ra ngày 11.10 tại khu vực nhà điều hành thủy điện và khu lán trại của công nhân.

thi-the.jpg
Thi thể nạn nhân đầu tiên đã được lực lượng chức năng đưa ra ngoài - Ảnh: CTV

Một trong những công nhân từ thủy điện Rào Trăng 3 băng rừng lánh nạn trên thủy điện Rào Trăng 4 là anh Lê Thành V. (quê ở Quảng Ngãi). Sau khi sạt lở núi xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3, anh V. cùng với hàng chục công nhân khác và 2 chuyên gia người Ấn Độ liều mình đi đường rừng di chuyển đến nơi an toàn.

Sau khi lên đến thủy điện Rào Trăng 4, ngày 13.10, anh V. cùng nhóm công nhân từ thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng giải cứu đưa về đồng bằng bằng đường thủy.

5c55d10f1d01e35fba10-1-.jpg
Khu vực trạm kiểm lâm, nơi đoàn công tác gặp nạn chìm trong đất đá - Ảnh: CTV

Anh V. cho biết mình ở lán dưới cách khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (nơi bị sạt lở) khoảng 1km. Khoảng 20-21 giờ đêm 11.10, có 20 người từ khu nhà điều hành xuống lán của anh để ở. Đến đêm cùng ngày thì xảy ra sạt lở khiến toàn bộ nhà điều hành bị cuốn xuống suối.

"Thời điểm đó tại khu nhà điều hành có khoảng 20 người nhưng một số may mắn thoát nạn, còn 17 người bị vùi lấp. Khi xảy ra sạt lở, tôi và một số người nhanh chóng lên khu vực nhà điều hành để tìm kiếm, ứng cứu đồng nghiệp gặp nạn. Sau một thời gian dài tìm kiếm không có hy vọng, vì mưa quá lớn nên chúng tôi đã lội suối, băng rừng hơn 2 tiếng để đến thủy điện Rào Trăng 4", anh V. kể lại.

ded1fef0cff931a768e8.jpg
Các công nhân thủy điện Rào Trăng 3 được đưa về từ Rào Trăng 4 - Ảnh: CTV

Anh V. cho biết thêm, hiện trong số 17 công nhân bị vùi lấp, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể. Nạn nhân tử vong được mũi cứu nạn đường thủy tìm thấy đầu tiên tên N. (quê ở Thanh Hóa). Thi thể nạn nhân được đưa về khu vực thị xã Hương Trà bằng ca nô.

Chiều 14.10, lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được khu vực trạm kiểm lâm tiểu khu 67 - nơi đoàn cứu hộ của quân khu 4 gặp nạn. Hiện ở đây lớp đất đá sạt lở phủ dày từ 2-3m trên diện tích rộng gần 1ha.

5d489661e16d1f33467c(2).jpg
Công tác mở đường được triển khai nhanh chóng - Ảnh: CTV

Khoảng 16 giờ chiều cùng ngày, 6 xe cấp cứu của lực lượng Quân y đã được điều vào khu vực trạm kiểm lâm 67 (cách trụ sở xã Phong Xuân 14km). Nhiều khả năng thông tin về những cán bộ chiến sĩ mất liên lạc sẽ sớm được thông báo.

Như Một Thế Giới đã thông tin, vụ sạt lở đất ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) đã khiến 17 công nhân mất tích. Sau đó, đoàn cứu hộ của quân đội và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế vào ứng cứu nhưng gặp sạt lở đất khi dừng nghỉ chân ở trạm kiểm lâm 67. 8 người may mắn thoát nạn, còn 13 người đến nay vẫn chưa liên lạc được.

Bài liên quan
Chuyên gia nói gì về vụ sạt lở bờ kênh cạnh đường tỉnh 921 ở Cần Thơ?
Về vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng đây là hiện tượng sạt lở bờ sông do việc khai thác cát không bền vững ở những con sông lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 qua lời kể của nhân chứng