Khoảng 1 năm trước, Nam Group và DKRA Vietnam ký hợp tác tổng đại lý tiếp thị, phân phối tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay. Tuy nhiên, tuần trăng mật không kéo dài khi hai bên chẳng những chia tay nhau mà còn nảy sinh tranh chấp hàng chục tỉ đồng.

Vụ tranh chấp hàng chục tỉ liên quan dự án Thanh Long bay

21/09/2020, 11:06

Khoảng 1 năm trước, Nam Group và DKRA Vietnam ký hợp tác tổng đại lý tiếp thị, phân phối tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay. Tuy nhiên, tuần trăng mật không kéo dài khi hai bên chẳng những chia tay nhau mà còn nảy sinh tranh chấp hàng chục tỉ đồng.

Ông Lê Minh Trí - Chủ tịch HĐQT Nam Group, đơn vị phát triển dự án Thanh Long Bay và ông Phạm Lâm - CEO DKRA Vietnam, tổng đại lý tiếp thị và phân phối dự án thực hiện nghi lễ ký kết cách đây 1 năm

Tuần trăng mật trôi mau

Ngày 4.9.2019, Công ty cổ phần DKRA Vietnam (gọi tắt là DKRA) và công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc (gọi tắt là TSB) có ký hợp đồng. Theo DKRA, Nam Group chiếm 90% cổ phần của TSB và là bên có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Ngoài ra, DKRA khẳng định ông Lê Minh Trí là đại diện pháp lý cho cả Nam Group và TSB.

Theo hợp đồng, DKRA là đơn vị phân phối tiếp thị độc quyền, tìm kiếm, tư vấn và giới thiệu khách hàng mua sản phẩm từ dự án Thanh Long bay với tổng số 1.000 căn hộ và 400 nhà phố do TSB làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện là 6 tháng (10.9.2019 đến 10.3.2020) được ghi trong điều 2.1.4 của Hợp đồng.

DKRA phải ký quỹ mà họ hiểu là đặt cọc số tiền 32 tỉ cho TSB (20 triệu/căn hộ x 1000 + 30 triệu/nhà phố x 400). Điều 7.4 Hợp đồng cũng quy định sau 4 tháng (từ 10.9.2019-10.1.2020) mà DKRA không bán được một nửa giỏ hàng thì bên A có quyền hủy hợp đồng. Ngoài ra, tỷ lệ bán hàng thành công cũng ảnh hưởng đến việc hoàn trả tiền ký quỹ được ghi trong điều 5.2.1.

Đồng thời, theo hợp đồng ở Điều 2.3, khoản b cũng quy định bên TSB cam kết “Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý Dự án, trong đó chậm nhất đến tháng 10.2019 Dự án có bản phê duyệt 1/500 và chậm nhất 20 ngày sau khi có văn bản phê duyệt 1/500, Dự án có giấy phép xây dựng để phục vụ tư vấn bán hàng”.

Theo phía DRKA thì trong quá trình thực hiện Hợp đồng, TSB đã không thực hiện nghĩa vụ của bên A ghi tại Điều 2.3, khoản b trong Hợp đồng dẫn đến việc tiếp thị không đạt được hiệu quả như mong muốn. Dù DKRA tốn nhiều công sức và tiền bạc nhưng chỉ bán được 112 căn hộ (11,2% số lượng) và 3 nhà phố (0,75 số lượng).

Ngày 11.1.2020, TSB viện dẫn Điều 7.4 Hợp đồng và thực tế bán hàng với số lượng nêu trên để chấm dứt hợp đồng với DKRA.

DKRA khởi kiện

Trong đơn khởi kiện đề ngày 15.6.2020 của DKRA khởi kiện TSB, DKRA đã yêu cầu tòa án giải quyết 2 điểm: Thứ nhất, xác định việc chấm dứt hợp đồng mà 2 bên ký ngày 4.9.2019 do lỗi của TSB. Cụ thể là DKRA viện vào Điều 2.3, khoản b trong Hợp đồng.

Thứ hai, buộc TSB trả cho DKRA hơn 84 tỉ đồng, bao gồm thanh toán cho DKRA hơn 9 tỉ là phí dịch vụ đối với các sản phẩm đã giao dịch thành công, thanh toán cho DKRA hơn 1 tỉ là chi phí makerting mà TSB đồng ý chia sẻ, thanh toán cho DKRA hơn 10 tỉ là chi phí makerting và đặc biệt là hoàn trả cho DKRA 32 tỉ tiền kỹ quỹ và khoản tiền phạt tương đương là 32 tỉ.

TSB phản tố

Ngày 25.8.2020, TSB có đơn phản tố lại đơn kiện của DKRA.

TSB căn cứ vào Điều 7.4 và thực tế DKRA chỉ bán được 112 căn hộ và 3 nhà phố để chấm dứt hợp đồng. Đồng thời TSB viện vào điều 5.2.1 để cho rằng họ chỉ cần hoàn tiền ký quỹ đối với 112 căn hộ và 3 nhà phố (112x20 triệu + 3x30 triệu = 2,33 tỉ đồng). TSB đòi tòa tuyên xử DKRA mất số tiền ký quỹ còn lại của phần 32 tỉ (32 - 2,33 = 29,67 tỉ). Ngoài ra, TSB còn đòi tòa buộc DKRA phải trả hơn 6 tỉ tiền tạm ứng trước đó.

Đơn phản tố của TSB không đề cập đến các khoản DKRA đòi thanh toán như hơn 9 tỉ là phí dịch vụ đối với các sản phẩm đã giao dịch thành công, hơn 1 tỉ là chi phí makerting mà TSB đồng ý chia sẻ, hơn 10 tỉ là chi phí makerting và khoản tiền DKRA đòi phạt tương đương tiền kí quỹ là 32 tỉ.

Cần gặp nhau tại tòa?

Trong điều 8 Hợp đồng nêu: “Trong trường hợp có tranh chấp về nội dung của Hợp đồng này thì các bên tiến hành thương lượng trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để giải quyết. Nếu không thương lượng được thì mỗi bên đều có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án có giá trị thi hành đối với các bên. Toàn bộ mọi án phí và chi phí tố tụng do bên thua kiện chịu”.

Trong tranh chấp Hợp đồng giữa DKRA và TSB mà hai bên không dàn xếp xong thì họ cần gặp nhau ở tòa án để giải quyết khúc mắc. DKRA cần chứng minh việc bên TSB đã vi phạm Điều 2.3, khoản b trong Hợp đồng dẫn đến việc họ không thể tiêu thụ được sản phẩm như kỳ vọng. Còn nếu TSB chứng minh được họ đã hoàn thành trách nhiệm đối với DKRA ghi ở Điều 2.3, khoản b trong hợp đồng thì TSB sẽ có lý trong việc vận dụng Điều 7.4 và Điều 5.1.2 với DKRA.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024
32 phút trước Văn hóa
Ngày sách và văn hóa đọc lần thứ 3 - 2024 TP.HCM được khai mạc sáng nay 19.4.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tranh chấp hàng chục tỉ liên quan dự án Thanh Long bay