Ở Việt Nam từ khi xã hội hóa y tế đến nay, thụ tinh ống nghiệm (IVF) là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất trong ngành y tế của chúng ta. Thế giới có gì hay thì chúng ta làm được cái đó.
Thông tin Y học

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em: IVF là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất

Hồ Quang 10/09/2024 18:42

Ở Việt Nam từ khi xã hội hóa y tế đến nay, thụ tinh ống nghiệm (IVF) là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất trong ngành y tế của chúng ta. Thế giới có gì hay thì chúng ta làm được cái đó.

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như trên trong một sự kiện về giải pháp IVF tại TP.HCM vào sáng nay (10.9).

vu-truong-vu-suc-khoe-ba-me-tre-em-ivf-la-linh-vuc-ho-tro0sinh-san-phat-tren-bac-nhat-o-viet-nam-hinh-anh.png
ThS-BS Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) phát biểu tại sự kiện về IVF sáng 10.9 - Ảnh: PV

Theo Vụ trưởng Đinh Anh Tuấn, nếu so với cách đây 20 - 30 năm thì y tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều bệnh nhân nước ngoài đã sang Việt Nam khám, chữa bệnh. Tại Việt Nam, những bệnh nhân nặng thay vì ra nước ngoài chữa bệnh như trước đây thì nay đã ở lại trong nước điều trị.

“Ngành y tế có được sự phát triển như trên là nhờ xã hội hóa y tế, một chủ trương hết sức đúng đắn. Điều này đã khơi dậy được tiềm năng con người, tiềm lực trong ngành y tế của Việt Nam và đã gặt hái được thành công”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn đánh giá cao doanh nghiệp đầu tư theo phương thức xã hội hóa vào y tế, không chỉ ở đô thị mà còn vươn tới những vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người dân ở nhiều mức thu nhập khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm.

“Đầu từ vào IVF không phải dễ. Đây là lĩnh vực kỹ thuật cao ở mức độ tế bào và phân tử. Ở Việt Nam từ khi xã hội hóa y tế đến nay thì IVF là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất trong ngành y tế của chúng ta. Thế giới có gì hay thì chúng ta có đó”, ông Tuấn nhấn mạnh.

BSCK2 Nguyễn Hoàng Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Phương Nam (Tập đoàn Y tế Phương Châu) cho biết hiện nay giải pháp IVF được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng từ JCI và RTAC. Trong đó, RTAC là chứng nhận quốc tế được công nhận bởi bên thứ 3 cho các đơn vị IVF, đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề đảm bảo quyền lợi và an toàn của bệnh nhân: nhận dạng đúng bệnh nhân và đúng giao tử, đúng phôi, hệ thống trữ đông giao tử và phôi an toàn; quản lý nguy cơ lây nhiễm; xử lý khi có thảm họa; kiểm soát tỷ lệ đa thai; minh bạch tỷ lệ thành công và số liệu… Riêng JCI là hệ thống tiêu chuẩn uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá chất lượng dịch vụ y tế, nơi mà mỗi bệnh nhân đều được nhận sự chăm sóc y tế tốt nhất có thể trong suốt quá trình khám và điều trị tại cơ sở y tế có chứng nhận.

vu-truong-vu-suc-khoe-ba-me-tre-em-ivf-la-linh-vuc-ho-tro0sinh-san-phat-tren-bac-nhat-o-viet-nam-hinh-2.png
Hệ thống máy móc tìm trứng trong phòng lab ISO 5 để thực hiện giải IVF - Ảnh: PV

“Đây sẽ là một nền tảng đồng bộ, tạo sự khác biệt xuyên suốt, đồng hành trong các giai đoạn, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng của hành trình chăm sóc như: tư vấn, các xét nghiệm sàng lọc, các thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; khám thai, chẩn đoán tiền sản, quá trình sinh khi trẻ ra đời và lớn khôn. Các bác sĩ kết hợp chặt chẽ giữa quản lý chất lượng các quy trình an toàn, sản phụ - nam khoa và nhi sơ sinh, tạo thành vòng tròn nền tảng nhằm đồng hành toàn diện cùng khách hàng, mang con về nhà trong hành trình tìm con để “mong ước gần hơn”, bác sĩ Tuấn cho biết.

Theo y văn, nhóm những bà mẹ có điều trị hỗ trợ sinh sản, nguy cơ sinh non cao hơn những bà mẹ mang thai tự nhiên (cao gấp 2 - 4,2 lần), và khả năng đa thai cũng nhiều hơn. “Chính vì vậy, khi thực hiện hỗ trợ sinh sản, các bác sĩ không chỉ hướng đến tỷ lệ đậu thai, mà mục tiêu sau cùng là "mẹ tròn con vuông". Thành công được định nghĩa là một hành trình trọn vẹn, bắt đầu từ bước thăm khám, thực hiện các thủ thuật IVF, cấy phôi, và đồng hành cùng ba mẹ từ khi đậu thai, trong suốt thai kỳ, đến giây phút đón thiên thần nhỏ chào đời trong niềm hạnh phúc trọn vẹn”, bác sĩ Tuấn cho biết.

Bài liên quan
PGS-TS Vương Thị Ngọc Lan, người góp phần thay đổi thực hành hỗ trợ sinh sản
Với nghiên cứu so sánh hiệu quả của chuyển phôi đông lạnh với chuyển phôi tươi ở bệnh nhân không có hội chứng buồng trứng đa nang, PGS-TS Vương Thị Ngọc Lan trở thành một trong số các nhà khoa học được đề cử giải chính Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em: IVF là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản phát triển bậc nhất