Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia... có thể bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch dẫn đến nguy cơ phình mạch máu động mạch chủ bụng, gây vỡ và tử vong.
Thông tin Y học

Phẫu thuật cứu người đàn ông bị phình động mạch chủ bụng dưới thận

Hồ Quang 09/09/2024 22:42

Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia... có thể bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch dẫn đến nguy cơ phình mạch máu động mạch chủ bụng, gây vỡ và tử vong.

Ông T.V.N (61 tuổi, quê Cà Mau) có triệu chứng nặng ngực, khó thở được gia đình đưa đến một cơ sở y tế kiểm tra. Tuy nhiên, do căn bệnh phức tạp với phình mạch máu động mạch chủ bụng nên ông N. được chuyển đến một bệnh viện có khả năng thực hiện phẫu thuật và can thiệp nội mạch.

hut-thuoc-la-uong-nhieu-bia-ruou-coi-chung-vo-dong-machc-hu-bung-gay-tu-vong-hinh-anh.png
Các bác sĩ tiến hành can thiệp kịp thời cứu sống bệnh nhân T.V.N - Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ, các bác sĩ tiến hành chụp CT mạch máu thì phát hiện ông N. bị tắc động mạch vành trái, phình động mạch chủ bụng dưới thận 6,5cm, kèm theo phình động mạch chậu phải 4,5cm.

Bác sĩ Dương Hải Minh - Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, sau khi hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ quyết định can thiệp mạch vành trước, rồi tiến hành phẫu thuật nhằm nâng cao tỷ lệ thành công và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

“Chúng tôi thực hiện nong mạch vành cho bệnh nhân, sau khi tình trạng ổn định thì tiến hành phẫu thuật thay đoạn phình. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định và các mạch máu được kiểm tra, thông máu tốt”, bác sĩ Minh nói.

Theo bác sĩ Minh, bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng dưới thận và phình động mạch chậu đối diện với rất nhiều nguy cơ. Một số yếu tố nguy cơ có thể xảy ra trong mổ như nguy cơ chảy máu, suy thận và thủng ruột do bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền, đặc biệt là mạch vành. Do đó, ê kíp bác sĩ cần phải thực hiện phẫu thuật một cách chính xác. Nếu không điều trị sớm, nguy cơ vỡ phình và tử vong rất cao.

“Đối với các túi phình lớn hơn 5cm, cần thực hiện phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp điều trị. Thứ nhất là can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ sử dụng stent để thay thế đoạn phình. Phương pháp này ít xâm lấn, nhưng bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời và chi phí cao. Hai là mổ mở - phương pháp kinh điển, thay thế đoạn phình bằng ống ghép nhân tạo. Phương pháp này có chi phí thấp hơn nhưng nguy cơ cao hơn nếu bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền”, bác sĩ Minh cho biết.

Theo phân tích của TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa S.I.S Cần Thơ, nguyên nhân chính gây ra phình mạch máu động mạch chủ bụng dẫn đến vỡ và tử vong là do người dân có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.

Thông thường, các túi phình nhỏ hơn 5cm thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. Chỉ khi túi phình lớn hơn, bệnh nhân mới có thể xuất hiện các triệu chứng không điển hình như: đau bụng dữ dội lan ra sau lưng, tay chân lạnh, tụt huyết áp...

“Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch và phẫu thuật mạch máu để kiểm soát các yếu tố nguy cơ”, bác sĩ Cường khuyến cáo.

Bài liên quan
Cứu sống bệnh nhân nữ bị vỡ túi phình mạch máu não tưởng cầm chắc chết
Một bệnh nhân nữ 40 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì vỡ túi phình mạch máu não, vừa được cứu sống. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
2 giờ trước Sự kiện
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5.10 theo giờ địa phương tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phẫu thuật cứu người đàn ông bị phình động mạch chủ bụng dưới thận