Sáng nay, ngày 18.8, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines). Kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại tòa đề nghị giữ nguyên án phạt đối với các bị cáo.

Vụ Vinashinlines: Đề nghị phong tỏa tài sản của cha con Giang Kim Đạt ở nước ngoài

Nam Phong | 18/08/2017, 14:53

Sáng nay, ngày 18.8, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines). Kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại tòa đề nghị giữ nguyên án phạt đối với các bị cáo.

>>Xét xử phúc thẩm vụ tham nhũng tại Vinashinlines: Giang Kim Đạt đối mặt với án tử hình

>>Xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines: Báo chí không được ghi âm, ghi hình

>>Giang Kim Đạt khai bị bức cung

>>>>Vụ án cha con Giang Kim Đạt và các đồng phạm

Nộp hết tiền tham ô vẫn bị đề nghị tử hình

Sáng nay, HĐXX đã kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh tụng. Mở đầu phần tranh tụng, đại diện cơ quan công tố tại tòa - Kiểm sát viên cao cấp Phạm Minh Yến nêu quan điểm về vụ án: Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm, các bị cáo tiếp tục phản cung, nhưng căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, lời khai ban đầu của các bị cáo, cơ quan công tố có cơ sở xác định, các bị cáo đã tham ô số tiền khoảng 16 triệu USD (tương đương 260 tỉ đồng) của Vinashinlines thông qua việc khai thác cho thuê 9 tàu, nhận tiền chênh lệch từ mua 3 tàu theo chỉ đạo của Trần Văn Liêm - cựu TGĐ Vinashinlines để ngoài sổ sách kế toán hòng tư lợi.

Đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại phiên tòaxác định: Liêm hưởng lợi hơn 3,1 tỉđồng, Giang Kim Đạt - cựu quyền trưởng phòng kinh doanh hưởng lợi 255 tỉđồng, Trần Văn Khương - cựu kế toán trưởng hưởng lợi hơn 1,7 tỉđồng.

Để che giấu việc nhận tiền phi pháp, các bị cáo đã nhờ bị cáo Giang Văn Hiển - bố đẻ của Giang Kim Đạt mở 22 tài khoản ngoại tệ để nhận tiền của các công ty gửi về. Số tiền này được Giang Văn Hiển rút ra để mua bất động sản, mua ô tô…

Đối với Trần Văn Liêm, theo công tố viên, ban đầu bị cáo kháng cáo kêu oan, sau đó thay đổi kháng cáo khi cho rằng, mình không giữ vai trò chính trong vụ án, không chỉ đạo Giang Kim Đạt thực hiện hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, VKS khẳng định, Trần Văn Liêm với vai trò là TGĐ Vinashinlines, bị cáo chịu cáctrách nhiệm pháp lý của công ty. Qua lời khai của Giang Kim Đạt tại cơ quan điều tra thể hiện vai trò chỉ đạo của Trần Văn Liêm đối với vụ án tham ô này.

Bản thân Liêm tại cơ quan điều tra cũng khai việc chỉ đạo Đạt mở tài khoản để nhận tiền hoa hồng, chênh lệch giá cước cho thuê tàu. Trong ý thức chủ quan, Liêm nhận thức được việc nhận tiền hoa hồng, chênh lệch giá từ mua tàu và cho thuê tàu. Trên thực tế Liêm đã nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt, đưa cho Trần Văn Khương 110.000 USD. Bị cáo giữ lại 40.000 USD để sử dụng cá nhân.

Công tố viên khẳng định: Bản án sơ thẩm do HĐXX sơ thẩm TAND TP.Hà Nội kết tội Trần Văn Liêm là đúng người đúng tội, không oan sai.

Đại diện VKS đánh giá, mặc dù cho đến nay, Liêm đã nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt, tuy nhiên, xét bản chất vụ án, vai trò của Liêm là chỉ đạo hành vi phạm tội, hành vi của bị cáo góp phần làm Vinashinlines thua lỗ, thất thoát, phá sản, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nhà nước, gây dư luận xấu.

Đối với bị cáo Giang Kim Đạt kháng cáo kêu oan. Đại diện cơ quan công tố tại phiên tòađưa ra quan điểm: Căn cứ vào lời khai, chứng cứ thu thập được, đủ cơ sở khẳng định cựu quyền trưởng phòng đã chiếm đoạt, hưởng lợi từ tiền hoa hồng bán tàu và tiền chênh lệch giá cho thuê 9 tàu. Bị cáo chia phần cho Liêm và Khương. Đạt chiếm đoạt 255 tỉđồng. Số tiền này, bị cáo đã thông qua bố đẻ của mình để mua bất động sản, ô tô.

Tài sản sử dụng tiền bất hợp pháp này đã được cơ quan điều tra xác định kê biên và đang phối hợp với các nhà chức trách ở Singapore, Anh đề nghị phong tỏa các tài sản khác của Đạt ở nước ngoài.

Công tố xác định, trong vụ án này, Giang Kim Đạt giữ vai trò tích cực, chiếm hưởng phần lớn.

Trần Văn Khương - cựu kế toán trưởng, kêu oan nhưng trên cơ sở lời khai của bị cáo Liêm, công tố khẳng định, có cơ sở kết luận bị cáo chiếm hưởng 110.000 USD.

Đối với bị cáo Hiển, căn cứ vào lời khai của Giang Kim Đạt cho biết, bị cáo đã mở 22 tài khoản ngoại tệ để 92 lần nhận tiền bất hợp pháp của các công ty nước ngoài chuyển về. Việc tòa án sơ thẩm quy kết bị cáo tội Rửa tiền là có căn cứ, không oan sai.

Từ nhận định của mình, công tố viên đề nghị bác kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

Chấp thuận kháng cáo của Vinashinlines

Về kháng cáo đòi tài sản trong vụ án, VKS đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm khi cho rằng, đủ cơ sở xác định toàn bộ tài sản kê biên là sử dụng nguồn tiền do Giang Kim Đạt phạm tội mà có.

Về kháng cáo phần dân sự của Vinashinlines và Vinalines, VKS cho rằng, có căn cứ chấp nhận.

Các bị cáo lấy tiền của Vinashinlines thì phải trả lại cho Vinashinlines nên đồng ý chấp nhận kháng cáo của Vinashinlines là nguyên đơn dân sự của vụ án.

Trước đó, tòa án cấp sơ thẩm kết luậnVinashinlineslà nguyên đơn dân sự, và số tiền các bị cáo chiếm đoạt phải được trả lại cho Vinashinlines.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ Vinashinlines: Đề nghị phong tỏa tài sản của cha con Giang Kim Đạt ở nước ngoài