Về vụ việc Quỹ Tín dụng nhân dân Thái Bình (tỉnh Đồng Nai) mất khả năng chi trả cho 80 khách hàng với số tiền 50 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thu giữ và xử lý các tài sản của quỹ này để có nguồn vốn trả lại tiền cho khách hàng.

Vụ vỡ QTD ở Đồng Nai: Xử lý tài sản quỹ để trả tiền cho khách hàng

tuyetnhung | 25/11/2017, 11:15

Về vụ việc Quỹ Tín dụng nhân dân Thái Bình (tỉnh Đồng Nai) mất khả năng chi trả cho 80 khách hàng với số tiền 50 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thu giữ và xử lý các tài sản của quỹ này để có nguồn vốn trả lại tiền cho khách hàng.

Vụ vi phạm nghiêm trọng của Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Thái Bình và việc mất khả năng chi trả tại quỹđã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Đồng Nai phát hiện từ cuối tháng 4.2017. Trao đổi với báo chí ngày 24.11 về biện pháp xử lý với những sai phạm ở cá nhân và Quỹ TDND Thái Bình, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho biết hiện tại các cơ quan chức năngđang xử lý vụ việc của Quỹ TDND Thái Bình ở tỉnh Đồng Nai theo đúng quy định của pháp luật.

NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã và đang giám sát chặt chẽ hoạt động của Quỹ TDND này; tập trung chỉ đạo Quỹ TDND thu hồi nợ quá hạn và đến hạn của người vay. Đặc biệt, phía NHNN sẽ thu giữ và xử lý các tài sản của quỹđể có nguồn vốn trả lại tiền chokhách hàng gửi tiền.

Cơ quan chức năng cũng đang xem xét trách nhiệm của những cá nhân liên quan để có các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự. Trong trường hợp cần thiết, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai sẽ có những biện pháp xử lý thông qua nguồn hỗ trợ thanh khoản trong hệ thống Quỹ TDND, và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngườigửi tiền.

Trước vi phạm nghiêm trọng của Giám đốc Quỹ TDND Thái Bình, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra xác minh và cơ quan điều tra của tỉnh đã khởi tố vụ án.

Theo ông Tuấn, từ đầu nămNHNN đã gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, do quá trình điều tra kéo dài cùng với việc ông Vũ Công Liêm, Giám đốc quỹ trốn khỏi địa phươngnên người dân đã tập trung đến trụ sở quỹ để đòi lại tiền.

Phía NHNN đã đề nghị tịch thu tài sản của ông Liêm để xử lý đối với những khoản tiền gửi lớn của khách hàng. Hiện các cơ quan chức năng đã niêm phong tài sản của ông Vũ Công Liêm.

"Quỹ TDND Thái Bình là một quỹ nhỏ, việc quỹ mất khả năng thanh khoản với số tiền hơn 50 tỉ đồng không ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, Đồng Nai có 36 quỹ TDND. Đến giữa tháng 11.2017, huy động vốn của các quỹ TDND đạt khoảng 2.300 tỉ đồng. Toàn bộ hệ thống quỹ TDND ở Đồng Nai đang hoạt động bình thường, đảm bảo tính thanh khoản", đại diện NHNN chi nhánh Đồng Nai nói.

Trao đổi với báo chí về hướng xử lý vụ việc, chuyên gia tài chính ngân hàng,TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết hiện hệ thống pháp luật đối với hoạt động quỹ TDND tương đối đầy đủ. Song vấn đề cốt lõi ở đây là NHNN, chi nhánh NHNN địa phương có vào cuộc tranh tra đầy đủ, thường xuyên hay không, có cảnh báo kịp thời QTD mắc phải sai phạm không.

"Hiện nay có nhiều quỹ TDND đang hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích và chạy theo lợi nhuận, công tác quản lý vẫn chưa tốt dẫn tới nợ xấu tăng cao. Dođónhiệm vụ thanh tra kiểm tra thường xuyên của NHNN là vô cùng quan trọng", TS Hiếu nhấn mạnh.

Trước đó vào ngày 20.11, hàng chục người dân gửi tiền vào Quỹ TDND Thái Bình đã kéo đến văn phòng của quỹ, căng băng rôn đòi tiền khi phát hiện ông Vũ Công Liêm, Giám đốc Quỹ TDND Thái Bình đã bỏ trốn, văn phòng cũng không còn hoạt động, mất khả năng chi trả. Theo người dân, từ giữa năm 2016 đến nayquỹ này liên tục chậm trễ trong việc chi trả lãi cho người gửi tiền. Nhiều trường hợp xin rút lãi gốc cũng chỉ nhận được lời hứa hẹn.

Được biết, người gửi tiền vào Quỹ TDND Thái Bình được hưởng mức lãi suất từ 4 - 6%/năm. Theo thông tin đang được làm rõ, ngoài lãi suất trong hợp đồngngười gửicòn được quỹ thỏa thuận thanh toán thêm (ngoài hợp đồng). Vì vậy, một số người gửi tiền được hưởng mức lãi suất khoảng8%/năm đổ lên.

Tính đến ngày 30.6.2017, có khoảng 1.175 quỹ TDND hoạt động trên cả nước. Trong đó có khoảng 1.105 quỹ gia nhập Hiệp hội Quỹ TDND Việt Nam, thu hút được 84.419 tỉ đồng tiền gửi. Dư nợ cho vay đạt hơn 72,414 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu khoảng 0,89%, tăng 0,05% so với cuối năm 2016.

Đọc thêm:Khởi tố vụ án giám đốc quỹ tín dụng 'ôm' 50 tỉ bỏ trốn, chuyển hồ sơ sang công an

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ vỡ QTD ở Đồng Nai: Xử lý tài sản quỹ để trả tiền cho khách hàng