Theo Bộ KH-CN, các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực y - dược đã được quan tâm đầu tư tập trung vào nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển giao các kỹ thuật công nghệ, giải pháp phòng và điều trị các bệnh trong y tế cộng đồng.

Vừa phát triển y tế kỹ thuật cao, vừa phát huy vốn quý y học cổ truyền

02/06/2020, 17:12

Theo Bộ KH-CN, các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực y - dược đã được quan tâm đầu tư tập trung vào nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển giao các kỹ thuật công nghệ, giải pháp phòng và điều trị các bệnh trong y tế cộng đồng.

Ảnh: Internet

Tạo tiềm lực KH-CN trong lĩnh vực y tế

Với mục tiêu làm chủ và phát triển y tế kỹ thuật cao kết hợp sử dụng vốn quý của nền y học cổ truyền Việt Nam, tạo ra tiềm lực KH-CN trong lĩnh vực y tế tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, Bộ KH-CN nhận định các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực y - dược đã được quan tâm đầu tư tập trung vào nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển giao các kỹ thuật công nghệ, giải pháp phòng và điều trị các bệnh trong y tế cộng đồng.

Theo báo cáo của các địa phương tại Hội nghị Giám đốc Sở KH-CN, với chủ trương hoạt động nghiên cứu triển khai ở địa phương phải tập trung theo hướng nghiên cứu ứng dụng là chính nên nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống, mang lại ý nghĩa thiết thực.

Điển hình như tại Bình Định, kết quả triển khai dự án “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ để sản xuất một số thuốc dùng điều trị ung thư tại Công ty Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định” bao gồm 5 đề tài và 1 dự án sản xuất thử nghiệm đã nghiên cứu mới 12 sản phẩm, hoàn thiện quy trình công nghệ 6 sản phẩm, qua đó nâng số lượng sản xuất lên 25 - 30 loại thuốc điều trị ung thư phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

Dự án này cũng tạo được doanh thu cho đơn vị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn 20 tỉ đồng, tiết kiệm cho bệnh nhân hơn 20 tỉ đồng tiền thuốc điều trị (do giá bán thấp hơn thuốc ngoại nhập 20-30%), tăng thu nhập cho người lao động; góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Bắc Kạn cũng xây dựng mô hình Vườn ô mẫu thuốc nam và duy trì được 5 vườn thuốc nam mẫu (Trạm y tế xã Thanh Bình, phường Sông Cầu, các thị trấn Bộc Bố, Hà Hiệu, Phúc Lộc), mỗi vườn có trên 60 loại cây thuốc quý nằm trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế.

Đặc biệt, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong phát triển dược liệu những năm gần đây được rất nhiều địa phương quan tâm; đã có nhiều dự án trồng, chế biến và tiêu thụ dược liệu được thực hiện, bước đầu đem lại giá trị kinh tế lớn ở Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng…

Hội nghị Giám đốc Sở KH-CN được Bộ KH-CN tổ chức trực tuyến - Ảnh: Bộ KH-CN

Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên

Theo báo cáo kết quả hoạt động KH-CN địa phương năm 2019, lĩnh vực khoa học tự nhiên tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học quan trọng của thực tiễn điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học, khí hậu - thủy văn làm căn cứ hoạch định định hướng phát triển.

Cụ thể, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH-CN để khai thác du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm ở Lai Châu, Quảng Bình, Kon Tum… Nghiên cứu về hệ sinh thái biển phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản kết hợp phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Đà Nẵng, Khánh Hòa…

Năm 2019, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp Bộ KH-CN tổ chức khánh thành công trình bơm nước không dùng điện (PAT) thuộc dự án KaWatech tại huyện Đồng Văn. Qua 5 năm triển khai, công trình đã đạt được kết quả quan trọng với 1.600m3 nước/ngày đêm được bơm lên đỉnh núi Ma Ú, ở độ chênh cao 600m đã cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực thị trấn Đồng Văn và các khu vực phụ cận.

Theo các nhà khoa học, sự thành công của dự án đã tạo ra một bước đột phá về công nghệ khai thác nước bền vững trên cao nguyên đá Đồng Văn, đó là công nghệ không dùng điện được ứng dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Dự án cũng đánh dấu bước đột phá về công nghệ khai thác nước, mở ra một hướng đi mới trong việc lựa chọn giải pháp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các vùng khó khăn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như các địa phương vùng miền núi phía bắc nói chung.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vừa phát triển y tế kỹ thuật cao, vừa phát huy vốn quý y học cổ truyền